Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình làm việc với Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha lo

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình làm việc với Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha lo
Ngày 25/3/2021 tại Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình kiểm tra việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 08/2021 ngày 14/01/2021 giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định phối hợp trong việc bắt, tạm giữ và kiểm sát việc bắt, tạm giữ của cơ quan, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển.
chủ trì buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Xuân Sanh - Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Bình, đồng chí Trịnh Thanh Bình - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình, tham gia buổi làm việc có lãnh đạo, trưởng phòng nghiệp vụ VKSND tỉnh, Chỉ huy, các đơn vị tham mưu, Lãnh đạo Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo
 

Toàn cảnh buổi làm việc
 
Hai đơn vị đã được nghe đồng chí Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khâu Quốc tế Cha Lo báo cáo một số nội dung mà đơn vị đã triển khai, áp dụng thực hiện theo Thông tư liên tịch 08/2021/TTLT-BQP-BCA-VKSNDTC quy định về phối hợp trong công tác bắt, tạm giữ xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật. Sau khi nhận đượcThông tư liên tịch 08/2021/TTLT-BQP-BCA-VKSNDTC Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng Quảng Bình đã ban hành văn bản số 413/BCH-PCMT&TP ngày 21/2/2021 yêu cầu Chỉ huy các đơn vị nghiên cứu, quán triệt cho cán bộ chiến sỹ nắm, thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đồn biên phòng cửa khâu Quốc tế Cha Lo đã nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực nghiêm túc các quy định của thông tư. Nội dung thông tư 08/2021 có nhiều điểm mới so với thông tư liên tịch 01/2014. Theo đó, liên quan đến công tác phối hợp trong việc tiếp nhận người bị bắt, tạm giữ trong các vụ việc, vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của Bộ đội Biên phòng quy định: Khi phát hiện, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, người phạm tội tự thú, đầu thú thì cơ quan, người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng phải lập biên bản bắt giữ người phạm tội quả tang, người bị truy nã, lập biên bản tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, bảo vệ hiện trường (nếu có), thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản đồ vật, tài liệu có liên quan, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người đó đến hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Nếu chưa xác định được Cơ quan điều tra có thẩm quyền thì giải ngay người đó đến Cơ quan điều tra Công an nơi gần nhất.

Ngoài ra, các nội dung liên quan đến công tác phối hợp trong kiểm sát việc bắt, tạm giữ đều được quy định rõ tại Chương III của Thông tư này. Trong đó, công tác phối hợp giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bắt, tạm giữ của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc Bộ đội Biên phòng  được thực hiện theo quy định của BLTTHS, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các quy định khác của pháp luật liên quan đến giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự và thi hành tạm giữ.

Trên cơ sở báo cáo và các ý kiến phát biểu, chủ trì buổi làm việc đánh giá cao việc các Đồn Biên phòng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian qua đã kịp thời triển khai và thực hiện tốt các quy định của pháp luật liên quan đến việc bắt, tạm giữ các đối tượng phạm pháp hình sự góp phần ngăn chặn, giải quyết các hành vi phạm tội đảm bảo giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới. Bên cạnh đó cơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện an toàn giam giữ còn khó khăn, có nhiều Đồn Biên phòng chưa có buồng tạm giữ hoặc có nhưng buồng tạm hoặc đã xuống cấp không đảm bảo an toàn để giữ người, không có phương tiện chuyên dụng để áp giải người bị bắt, bị tạm giữ.... .  Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình thống nhất với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình tập hợp những khó khăn vướng mắc của lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đảm bảo các quy định của pháp luật về bắt, tạm giữ được thực hiện nghiêm chỉnh.

Tác giả bài viết: CNTT