02:59 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » VKSND Huyện, TP, Thị xã » VKSND huyện Quảng Ninh

Công tác thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Quảng Ninh

Thứ năm - 19/06/2014 03:22
     Thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến l­ược cải cách tư­ pháp đến năm 2020, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Quảng Ninh đã tổ chức quán triệt, triển khai đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong đơn vị nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên đ­ược học tập, quán triệt tinh thần, nội dung của Nghị quyết, nắm đ­ược mục tiêu, quan điểm, ph­ương h­ướng, nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra. Thông qua đó, nhận thức của cán bộ trong đơn vị đ­ược nâng lên, ý thức trách nhiệm của cán bộ lảnh đạo, kiểm sát viên và chuyên viên trong đơn vị đ­ược phát huy rõ rệt, nhất là trong việc nâng cao chất l­ượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư­ pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát đáp ứng nguồn nhân lực trong điều kiện  hội nhập Quốc tế, tăng c­ường việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm sat của đơn vị. 
     Công tác xây dựng và rà soát đội ngủ cán bộ, qua tổng rà soát 100% cán bộ, Kiểm sát viên có đủ phẩm chất, đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay, đơn vị có 13 biên chế, trong đó 02 đồng chí có trình độ Cao cấp chính trị, 09 đồng chí Cử nhân luật, 5 đồng chí đó qua lớp nghiệp vụ kiểm sát, 02 đồng chí đang học Đại học luật tại chức, 4 đồng chí là Kiểm sát viên. Nhìn chung đội ngủ cán bộ, Kiểm sát viên của VKSND huyện có bản lỉnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh đã đ­ược đào tạo bồi d­ưỡng đạt chuẩn hoá về chuyên môn, có ý thức tổ chức kỹ luật, có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết xây dựng đơn vị. 
     Qua 9 năm thực hiện nghị quyết số 49- NQ/TW, VKSND huyện Quảng Ninh luôn đề cao trách nhiệm trong việc kiểm sát giải quyết tin báo tố giác tội phạm, những tin báo tố giác tội phạm gửi đến. Viện kiểm sát tiến hành phân loại chuyển cơ quan điều tra giải quyết; đồng thời kiểm sát chặt chẽ việc phân loại xử lý các tin báo tố giác tội phạm của cơ quan điều tra để hạn chế các tr­ường hợp oan, sai và để lọt tội phạm. Tổ chức trực khám nghiệm hiện tr­ường, khám nghiệm tử thi 24/24h một cách nghiêm túc; Các vụ việc phức tạp đều có lãnh đạo tham gia chỉ đạo để yêu cầu Cơ quan điều tra thu thập đầy đủ dấu vết và vật chứng phục vụ cho công tác điều tra.
     Chủ trì các cuộc họp liên ngành để bàn phối hợp giải quyết án trọng điểm. Đã xác định nhiều vụ án trọng điểm, án mang tính thời sự và phối hợp với Toà án đưa ra xét xử l­ưu động nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
     Trong công tác kiểm sát điều tra, đã chú trọng kiểm sát việc thu thập đánh giá chứng cứ, đề ra yêu cầu điều tra đảm bảo các vụ án đ­ược điều tra truy tố chính xác, đóng người, đóng tội; đặc biệt quan tâm đến kiểm sát việc khởi tố vụ án, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và các biện pháp ngăn chặn khác. Kết quả công tác này là các quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định phê chuẩn khởi tố bị can; quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam, bắt tạm giam của Viện kiểm sát đảm bảo đóng người, đóng tội, đóng pháp luật. Các vụ án được Viện kiểm sát huyện truy tố đóng ng­ười, đóng tội, cáo trạng chặt chẽ, áp dụng điều luật chính xác. Chất lư­ợng thực hành quyền công tố kiểm sát hoạt động tư­ pháp ngày càng được nâng cao, tỷ lệ án trả hồ sơ điều tra bổ sung ngày càng giảm; Không xảy ra tr­ường hợp oan, sai.
     Về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự đã chú trọng nâng cao chất l­ượng của kiểm sát viên tr­ước phiên toà như­ việc thẩm vấn, tranh luận tại phiên toà; chất lư­ợng các bản luận tội. VKSND huyện Quảng Ninh đã tổ chức các phiên toà rút kinh nghiệm có sự tham dự của đại diện lãnh đạo, kiểm sát viên VKSND tỉnh; đại diện lãnh đạo, kiểm sát viên VKSND các huyện, thành phố nhằm đánh giá chất lượng của kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên toà, sau đó tổng hợp rút kinh nghiệm chung trong toàn đơn vị. Nhìn chung, chất lượng Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã có nhiều tiến bộ hơn so với trước; đã nghiên cứu kỹ, nắm chắc hồ sơ, chuẩn bị nội dung thẩm vấn chủ động tranh luận tại phiên toà, bản luận tội; kỹ năng tranh tụng tại phiên toà được nâng lên rõ rệt; quan điểm đề nghị xử lý chính xác, phù hợp với tính chất mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra. Những vụ án, quan điểm của Hội đồng xét xử khác với quan điểm của Viện kiểm sát, đó kịp thời kháng nghị phúc thẩm.
     Về công tác kiểm sát thi hành án hình sự: Đã chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát nắm chắc số bị án phải thi hành để đ­ưa ra thi hành. Nhìn chung việc thi hành án chặt chẽ, các đối t­ượng đ­ược đ­a ra thi hành kịp thời. Đã kiểm sát tại 13 UBND xã, thị trấn về công tác thi hành án treo và hình phạt cải tạo không giam giữ. Qua kiểm sát thấy rằng việc quản lý số bị án phạt tù cho hư­ởng án treo, cải tạo không giam giữ ở địa phương còn lỏng lẻo, ch­ưa bố trí cán bộ theo dõi, giám sát bị án, không tổ chức kiểm điểm nhận xét định kỳ, rất nhiều tr­ường hợp đã chấp hành xong hình phạt như­ng UBND các xã, thị trấn không cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt cho bị án và từ khi có Luật thi hành án hình sự, chưa lập hồ sơ đề nghị Cơ quan Thi hành án hình sự Cụng an huyện cấp giấy chứng nhận;  Viện kiểm sát đã ban hành 32 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm. Kết hợp biện pháp lòng ghộp, Viện kiểm sát đó phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh mở Hội nghị Pháp chế để tập huấn cho tất cả cán bộ xã, thị trấn trên địa bàn huyện tăng cường và nâng cao chất lượng trong công tác thi hành án treo và cải tạo không giam giữ tại địa phương. Bên cạnh đó, đã tập hợp vi phạm kiến nghị đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện tăng cường chỉ đạo công tác thi hành án hình sự trên địa bàn.
     Về công tác kiểm sát thi hành án dân sự: Viện kiểm sát đã có nhiều biện pháp tích cực đôn đốc thi hành án nh­ư phân loại các việc có điều kiện thi hành, các việc không có điều kiện thi hành, tổ chức họp xét miễn, giảm tiền phạt, án phí, định giá tài sản. Kiểm sát định kỳ, toàn diện trong công tác thi hành án dân sự tại Cơ quan Thi hành án dân sự huyện Quảng Ninh (nay là Chi cục Thi hành án) 16 lần, ban hành 16  kiến nghị và 4 bản kháng nghị yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự huyện áp dụng biện pháp phòng ngừa và khắc phục vi phạm đã xãy ra.
     Về việc hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử đối với Viện kiểm sát đã thực hiện nghiêm túc việc chuẩn bị nội dung  và báo cáo trước kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện để thực hiện việc giám sát, chất vấn và trả lời chất vấn đối với kết quả hoạt động của Viện kiểm sát. Hội đồng nhân dân huyện còng đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động kiểm sát như trích ngân sách địa phương để hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, hội nghị chuyên đề... nhằm phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Công tác đầu tư­­ xây dựng cơ sở vật chất được quan tâm, đã mua thêm máy vi tính, máy photocopy, trang bị  bàn ghế làm việc  phục vụ công tác.
     Về việc hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm sát, qua việc tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp đó tạo ra được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân huyện Quảng Ninh. Từng cán bộ, kiểm sát viên đó có được nhận thức đầy đủ, rõ ràng hơn về các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của cải cách tư pháp và xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp. 
     Đơn vị đó thực hiện việc rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và đề xuất những giải pháp cụ thể để xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, Kiểm sát viên. Việc đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện kỹ thuật cho đơn vị còng đó được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm hơn, tạo điều kiện, đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tình hình mới. Sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng ở địa phương đó tạo nên sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của nhân dân đối với công tác của Viện Kiểm sát. Nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò của Viện Kiểm sát trong việc bảo vệ chế độ Nhà nước cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.  
     Trong quá trình thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW, nảy sinh những hạn chế, bất cập như sau:
     Thứ nhất: Trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác của ngành kiểm sát vẫn còn thiếu, nhất là cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện chưa đồng bộ, kinh phí chi cho hoạt động kiểm sát, đào tạo cán bộ còn hạn chế, chế độ tiền lương phụ cấp nghề nghiệp của cán bộ, Kiểm sát viên chưa tương xứng với trách nhiệm được giao.
     Thứ hai: Một số văn bản pháp luật mới ban hành có một số quy định chưa cụ thể nhưng các cơ quan tư pháp ở trung ương chậm hướng dẫn để thực hiện, gây khó khăn trong việc thống nhất áp dụng pháp luật.
     Thứ ba: Do nhiều nguyên nhân khách quan tác động, nên đôi lúc chưa thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm do pháp luật quy định để kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra, vì vậy xảy ra trường hợp nhiều vụ án chậm khởi tố, một số Kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra nhưng do thiếu trách nhiệm trong việc kiểm sát khởi tố, khám nghiệm hiện trường và tử thi, thu thập chứng cứ, đề ra yêu cầu điều tra; Do đó còn để xảy ra một số trường hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
     Thứ tư: Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Kiểm sát viên tại phiên tòa chưa đồng đều; Số lượng vụ án có luật sư tham gia không nhiều, vì vậy Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự ít có điều kiện để tranh tụng với luật sư tại phiên tòa nhằm nâng cao kỹ năng tranh tụng.   
     Những hạn chế, bất cập trên là xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: 
     Nguyên nhân khách quan:
     Thứ nhất: Do thiếu sự đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan tư pháp với nhau, giữa các cơ quan tư pháp với các cơ quan Nhà nước khác trong quá trình tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm đó được đề ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Tiến độ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm còn chậm.
      Thứ hai: Nghị Quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị về cải cách tư pháp mới đ­ưa vào thực hiện; Bên cạnh đó đội ngủ cán bộ, bộ máy sắp xếp của các cơ quan tư pháp chư­a phù hợp, cơ sở vật chất ch­ưa đảm bảo nên phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tư pháp. 
     Nguyên nhân chủ quan:
     Trách nhiệm của một số cán bộ, Kiểm sát viên trong thực hiện nhiệm vụ chưa cao, năng lực chuyên môn nghiệp vụ một số đồng chí còn hạn chế chưa đáp ứng với nhiệm vụ trong tiến trình cải cách tư pháp. 
     Thông qua việc thực hiện Nghị quyết 49- NQ/TW, chúng tôi kiến nghị đến các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ương những vấn đề như sau: 
     Các cấp ủy Đảng các cấp quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Viện kiểm sát các cấp; Hàng năm, Nhà nước cần đầu tư ngân sách thỏa đáng  cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngành kiểm sát, kể cả đào tạo trong nước và ngoài nước. Nhà nước tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật tiên tiến và hiện đại tương ứng với lộ trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới.
     Các các cơ quan tư pháp nghiên cứu đề xuất với Đảng, Nhà nước sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật trong lĩnh vực tư pháp không còn phù hợp, đặc biệt là cơ chế phối hợp giải quyết đơn khiếu nại, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm hình sự, dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần khắc phục tình trạng đơn thư khiếu nại tăng nhiều, giải quyết không kịp thời để tồn động kéo dài.        
     Các cơ quan tư pháp ở trung ương cần hướng dẫn cụ thể trong việc thống nhất và áp dụng pháp luật nhằm hệ thống hoá các văn bản pháp luật, các thông tư­ liên ngành để cung cấp cho các ngành t­ư pháp ở địa phương hoạt động một cách thống nhất và hiệu quả./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Tấn Hòa - VKSND H.Quảng Ninh

Tổng số điểm của bài viết là: 18 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 12


Hôm nayHôm nay : 607

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 107131

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8429689

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến