02:27 EDT Thứ bảy, 27/07/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » VKSND Tỉnh Quảng Bình

Liên ngành các cơ quan Công an, Viện kiểm sát và Tòa án tỉnh Quảng Bình họp giao ban 6 tháng đầu năm 2024.

Thứ tư - 15/05/2024 21:09
Ngày 15 /5/2024 Liên ngành các cơ quan Công an, Viện kiểm sát và Tòa án tỉnh Quảng Bình tổ chức họp giao ban 6 tháng đầu năm 2024.

Toàn cảnh cuộc họp

 
Tham dự và chỉ đạo cuộc họp, có các đồng chí Nguyễn Huy Lương - Phó trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, đồng chí Cao Tiến Dũng - Phó viện trưởng chủ trì cuộc họp, các đồng chí Trần Quốc Vinh - Phó Viện trưởng và các đồng chí Lãnh đạo liên ngành, Lãnh đạo các phòng nghiệp vụ CQĐT - VKS - TA.
Sau khi nghe đại diện Liên ngành báo cáo tình hình hoạt động công tác phối hợp liên ngành trong 6 tháng đầu năm 2014; Hội nghị đã tập trung trao đổi thảo luận, đánh giá kết quả phối hợp liên ngành trong thời gian qua, phân tích kỹ các vụ án, vụ việc còn vướng mắc, khó khăn cần giải quyết.

Thời gian qua, các cơ quan tư pháp (Công an – Viện KSND – TAND) đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung phối hợp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Từ đó, chất lượng, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được nâng lên rõ rệt. Các hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm được phát hiện và xử lý kịp thời, góp phần tích cực vào việc giữ vững an ninh chính trị (ANCT), trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn.

Công tác giải quyết án hình sự luôn được chú trọng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tiến hành tố tụng các cấp. Trong quá trình xét xử bảo đảm nguyên tắc không xử oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Các bản án tòa tuyên đảm bảo đúng pháp luật, không có án quá hạn luật, đặc biệt là tổ chức, xét xử kịp thời, đúng thời điểm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Cùng với những kết quả đạt được, đại diện Lãnh đạo liên ngành cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như: Công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua cho thấy, tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm còn thấp chưa đạt chỉ tiêu theo yêu cầu của Nghị quyết Quốc hội, HĐND tỉnh giao; tiến độ giải quyết một số vụ án, vụ việc còn chậm.

Trong công tác giải quyết án hình sự, lực lượng điều tra viên, kiểm sát viên còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu nên chất lượng giải quyết một số vụ án, vụ việc hiệu quả chưa cao. Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn ra nhanh chóng trên mọi lĩnh vực xã hội và có mặt ở các loại tội phạm với thủ đoạn tinh vi, phức tạp, quy mô lớn, các đối tượng thường cấu kết với nhau thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới, sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng, thông tin cá nhân không chính xác nhằm tránh sự phát hiện của Cơ quan chức năng. Cơ quan CSĐT và Cơ quan ANĐT Công an tỉnh đã tập trung triệt phá thành công các chuyên án lớn về tội phạm sử dụng không gian mạng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Trong một số vụ tai nạn giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông khi đến hiện trường chưa đánh giá kịp thời, đúng mức tính chất nghiêm trọng của hậu quả vụ tai nạn xảy ra, còn nặng nề về quy trình của ngành nên không báo kịp thời cho cơ quan điều tra và viện kiểm sát tham gia khám nghiệm hiện trường, dẫn đến một số vụ gặp khó khăn trong việc thu thập chứng cứ.

Công tác bảo quản, xử lý vật chứng, đồ vật, tài liệu trong các vụ án, vụ việc còn nhiều vướng mắc. Các quy định hiện hành chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể trường hợp nào được tịch thu sung quỹ, những trường hợp nào được tiêu hủy, trả lại hoặc bán theo quy định, nên hiện nay tại các đơn vị còn số lượng lớn các đồ vật, tài liệu, vật chứng đang phải lưu kho, dẫn đến chi phí bảo quản tăng cao. Bên cạnh đó, công tác giám định, định giá tài sản còn nhiều bất cập, tồn tại trong nhiều năm qua. Mặc dù thời gian giám định đã được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng việc chậm, muộn có kết luận giám định thường xuyên diễn ra, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ giải quyết của hầu hết các vụ việc.

Để nâng cao hơn nữa công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động tố tụng hình sự trong thới gian tới, ba ngành tư pháp (Công an – Viện KSND – TAND) cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử; thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội và của tỉnh về phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Trước hết, cần thực hiện tốt quy chế phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã được ký kết, và tiếp tục rà soát các sửa đổi bổ sung các quy chế liên ngành tư pháp cho phù hợp với thực tiễn, từ đó, nhằm thống nhất quan điểm xử lý ngay từ đầu, hạn chế tối đa việc trái quan điểm giữa ba cơ quan.

Theo đó, kiểm sát viên phối hợp với cơ quan điều tra nắm chắc tin báo, tố giác tội phạm và rà soát kết quả giải quyết. Chú trọng phân loại, xác định chính xác tư cách tố tụng của những người tham gia tố tụng ngay từ khi xác minh, thụ lý ban đầu cũng như những người tham gia tố tụng khác, nhất là những trường hợp đại diện hợp pháp, người bào chữa để bảo đảm việc lấy lời khai được khách quan, đúng pháp luật.
Đối với các vụ việc có tính chất phức tạp, khó khăn trong việc đánh giá tài liệu chứng cứ, kiểm sát viên phối hợp với điều tra viên báo cáo lãnh đạo liên ngành để tiến hành họp bàn thống nhất hướng giải quyết.

Tập trung nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, xác minh các vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, nhất là án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, án thuộc diện Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm, nhất là tội phạm về tham nhũng, tiêu cực. Các cơ quan tố tụng hai cấp chú trọng phối hợp lựa chọn, xây dựng các vụ án trọng điểm, án rút gọn để tập trung điều tra, truy tố, xét xử phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương.
Đẩy nhanh phối hợp tổ chức phiên tòa trực tuyến theo Nghị quyết số 33 của Quốc hội; lựa chọn một số vụ án điển hình, có tính chất phức tạp để xây dựng phiên tòa rút kinh nghiệm, phiên tòa số hóa hồ sơ vụ án, phiên tòa xét xử lưu động để tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong quần chúng nhân dân. Cơ quan điều tra và Viện KSND hai cấp thường xuyên phối hợp rà soát, giải quyết các vụ việc, vụ án tạm đình chỉ theo quy định của pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn của liên ngành Trung ương, hạn chế thấp nhất việc ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết các vụ án, vụ việc; tập trung tìm căn cứ phục hồi giải quyết khi căn cứ tạm đình chỉ không còn, đồng thời phân loại, giải quyết dứt điểm các vụ án, vụ việc đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, mỗi ngành cần tăng cường phối hợp hướng dẫn, trả lời thỉnh thị đối với cấp huyện về những vướng mắc trong thụ lý, giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, giải quyết kịp thời các đơn khiếu nại, tố cáo về tư pháp có nội dung phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm.

Tác giả bài viết: Cao Phạm Tuân_P2

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

VKSND tối cao
Thư điện tử công vụ
Quản lý văn bản
Chuyển đổi số
An toàn ANTT
kiểm sát online
Bảo vệ pháp luật
Bộ pháp điển

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 21


Hôm nayHôm nay : 1939

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 163294

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 9244368

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến