07:55 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » VKSND Huyện, TP, Thị xã » VKSND TX Ba Đồn

Một số khó khăn, vướng mắc khi áp dụng biện pháp ngăn chặn Tạm giam trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và kiến nghị đề xuất.

Thứ năm - 21/12/2023 21:15
Biện pháp ngăn chặn là một chế định quan trọng được quy định tại Chương VII “Biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Trong đó biện pháp ngăn chặn “Tạm giam” là một trong những biện pháp ngăn chặn hiệu quả, góp phần ngăn chặn tội phạm và ngăn ngừa những hành vi gây khó khăn, cản trở đối với quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này sẽ hạn chế một số quyền cơ bản của công dân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại...
   

    Qua thực tiễn khi áp dụng biện pháp ngăn chặn Tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Ba Đồn, nhận thấy có một số khó khăn, vướng mắc như sau:
    Thứ nhất, việc khi có căn cứ xác định “có dấu hiệu bỏ trốn”, “có dấu hiệu tiếp tục phạm tội” được quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 119 BLTTHS, hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về các dấu hiệu này. Điều này làm cho những người tiến hành tố tụng có phần lúng túng hoặc có thể lạm dụng việc bắt tạm giam, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam không đúng hoặc lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bị can, bị cáo. Ví dụ: Bị can A phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự, bị can có nhân thân xấu, từng có tiền án về các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu hoặc bị can có nhân tốt nhưng theo báo cáo đối tượng của Công an cấp xã thì bị can thường đi khỏi nơi cư trú, nếu để bị can ngoài xã hội, địa phương sẽ không quản lý được, có thể bỏ trốn. Đây có thể xem xét làm căn cứ “có dấu hiệu tiếp tục phạm tội” hoặc “có dấu hiệu bỏ trốn” để áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can hay không? Thực tiễn, việc đánh giá những căn cứ trên còn phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người tiến hành tố tụng. Do đó, để áp dụng hiệu quả hơn trong thực tiễn, cần có văn bản hướng dẫn về các quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự. Việc hướng dẫn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam khi các dấu hiệu này cần sự đánh giá, phân tích một cách khách quan, toàn diện trên cơ sở nhân thân, điều kiện kinh tế, tình trạng sức khỏe của người phạm tội, tình hình chính trị của địa phương…
    Thứ hai, biểu mẫu số 74 (Lệnh bắt bị can để tạm giam) ban hành kèm theo Thông tư số 119/2021/TT-BCA ngày 08/12/2021 của Bộ Công an (TT119/2021) quá trình áp dụng thực tiễn còn nhiều vướng mắc, không phù hợp thực tiễn và mâu thuẫn với Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự (TTLT 04/2018).
    Cụ thể là trong mẫu số 74 có ghi nội dung “Ra lệnh bắt bị can để tạm giam trong thời hạn……tháng……ngày, kể từ ngày……tháng……năm……đến ngày……tháng ……năm……đối với……”. Đây là Lệnh bắt bị can để tạm giam do Cơ quan điều tra ban hành, điểm a khoản 1 Điều 113 BLTTHS quy định trường hợp Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp ra lệnh bắt bị can để tạm giam thì lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Do đó, khi Lệnh này được soạn để ban hành, cơ sở nào để Cơ quan điều tra xác định được chính xác ngày bắt được bị can để tạm giam mà ghi vào trong lệnh. Đó là chưa kể trường hợp Lệnh này không được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn hoặc kể cả trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp đã phê chuẩn nhưng thời gian phê chuẩn không trùng với Cơ quan điều tra ra lệnh.
    Tại khoản 2 Điều 17 TTLT 04/2018, quy định: “Cách ghi thời hạn trong lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để tạm giam trong trường hợp trước đó bị can đã bị tạm giữ được thực hiện như sau: thời hạn tạm giam được tính theo ngày, bắt đầu kể từ ngày cuối cùng của thời hạn tạm giữ hoặc ngày bắt bị can để tạm giam và kết thúc vào ngày cuối cùng của thời hạn tạm giam”. Do đó, biểu mẫu số 74 (Lệnh bắt bị can để tạm giam) ban hành kèm theo TT 119/2021 của Bộ Công an có mâu thuẫn với TTLT 04/2018. Do đó, cần kiến nghị sửa đổi nội dung trong mẫu 74 ban hành kèm theo Thông tư 119 của Bộ Công an, theo hướng: “Bắt bị can để tạm giam trong thời hạn …tháng…ngày kể từ ngày bắt được bị can để tạm giam” là cần thiết và có cơ sở.

Tác giả bài viết: Nguyễn Ngọc Giang _ VKSND thị xã Ba Đồn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 19


Hôm nayHôm nay : 3861

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 103479

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8426037

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến