17:24 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » VKSND Huyện, TP, Thị xã

Liên ngành Công an - Viện kiểm sát - Tòa án huyện Bố Trạch: Thực hiện tốt Thông tư số 11/2013 về TGPL trong hoạt động tố tụng

Thứ tư - 12/10/2016 21:00
Vừa qua, Đoàn kiểm tra thuộc Hội đồng phối hợp liên ngành tỉnh Quảng Bình đã có cuộc kiểm tra hoạt động phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng năm 2016 tại ba đơn vị Công an-Viện kiểm sát-Tòa án huyện Bố Trạch
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh do đ/c Nguyễn Văn Hiệu - Phó giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn, đ/c Hoàng Thị Hồng Doãn - Phó Viện trưởng VKSND tỉnh làm Phó trưởng đoàn và các thành viên thuộc các đơn vị gồm Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh.


Một Hội nghị tập huấn về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện có sự tham gia của ba ngành tố tụng huyện Bố Trạch
 
Thực hiện Thông tư liên ngành (TTLN) số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về TGPL trong hoạt động tố tụng, các đơn vị Công an huyện, VKSND huyện và TAND huyện Bố Trạch đã tổ chức lồng ghép trong các hội nghị chuyên đề nghiệp vụ của mỗi ngành để quán triệt đầy đủ các nội dung của TTLT số 11 đến đội ngủ cán bộ, công chức làm công tác pháp luật trong cơ quan, đơn vị mình, đặc biệt đội ngủ các ĐTV, KSV, TP và cán bộ Nhà tạm giữ. Thông qua đó giúp cán bộ, chiến sĩ, công chức có liên quan nắm vững các nội dung của thông tư để hướng dẫn, giải thích cho những người thuộc diện được TGPL theo quy định.

Theo đánh giá của Đoàn kiểm tra, trong năm qua các ĐTV, KSV, TP, Trưởng nhà tạm giữ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được đơn vị phân công đã thực hiện nghiêm túc các quy định về TGPL theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị CA - VKS - TA huyện đã cử cán bộ luân phiên nhau làm công tác tiếp dân, trực tiếp hướng dẫn người thuộc diện TGPL, người thân thích, người đại diện hợp pháp của họ về các thủ tục yêu cầu TGPL như cung cấp mẫu đơn, viết đơn đề nghị, yêu cầu họ cung cấp các tài liệu có liên quan khác, thực hiện việc niêm yết công khai bảng thông tin về TGPL, đặt Hộp tin TGPL...theo đúng quy định. Trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử, các ĐTV, KSV, TP đã thực hiện nghiêm chỉnh việc thông báo thời gian, địa điểm xét hỏi bị can, bị cáo hoặc người bị tạm giữ cho các Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư là cộng tác viên tham dự để họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đảm bảo quyền được TGPL của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ. Tạo điều kiện thuận lợi cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư là cộng tác viên tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật; xác nhận về thời gian mà người thực hiện TGPL làm việc, nghiên cứu hồ sơ tại các đơn vị...

Theo số liệu báo cáo của các đơn vị từ ngày 01/10/2015 đến 30/8/2016 cho thấy: Tại Công an huyện Bố Trạch có 07 trường hợp là bị can thuộc diện TGPL. Tại VKSND huyện, trong tổng 134 người (đều là bị can) bị khởi tố điều tra, truy tố có 07 trường hợp thuộc diện được TGPL (đều là người chưa thành niên), trong đó có 06 trường hợp Viện kiểm sát đã yêu cầu Trung tâm TGPL cử Trợ giúp viên thực hiện việc TGPL theo quy định, 01 trường hợp từ chối không yêu cầu có trợ giúp viên TGPL, không có hoạt động TGPL về lĩnh vực DS-HC, LĐ-KDTM... Đối với Cơ quan Tòa án huyện cũng thụ lý 81 vụ/151 bị cáo, trong đó có 07 trường hợp được TGPL trong lĩnh vực hình sự, về dân sự có 47 vụ, việc, một số lĩnh vực về HC, LĐ, KDTM vụ, việc phát sinh không đáng kể.  

Bên cạnh việc Đoàn kiểm tra đã đánh giá cao những kết quả mà liên ngành CA - VKS - TA huyện Bố Trạch làm được trong việc tổ chức thực hiện tốt các quy định tại Thông tư 11 về TGPL thì các Cơ quan tố tụng huyện Bố Trạch vẫn còn có một số hạn chế cần khắc phục như: Nhận thức về TGPL trong hoạt động tố tụng và sự phối hợp giữa các cơ quan trên địa bàn còn chưa thống nhất. Sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các ngành, các cấp ở một số đơn vị chưa thực sự chủ động dẫn đến hoạt động này chưa đạt hiệu quả cao. Vị trí của những người thực hiện TGPL khi tham gia tố tụng chưa tương xứng với vai trò, nhiệm vụ. Tâm lý e ngại, sợ lộ bí mật các thông tin của vụ án sẻ ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vẫn còn tồn tại ở một số người tiến hành tố tụng dẫn tới số lượng vụ việc giới thiệu đến Trung tâm chưa nhiều so với số lượng các vụ án của các Cơ quan tiến hành tố tụng đã thụ lý giải quyết, chủ yếu tập trung ở những vụ án có người chưa thành niên phạm tội vì theo Điều 57 Bộ luật TTHS thì họ thuộc diện bắt buộc phải có người bào chữa nên các Cơ quan tố tụng bắt buộc phải thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý. Qua thống kê tại Bố Trạch mới chỉ có TGPL cho các bị can, bị cáo trong vụ án hình sự, còn các lĩnh vực về Dân sự, Hôn nhân gia đình, Hành chính thì chưa có trường hợp nào. Các ngành tố tụng huyện chưa bố trí, sắp xếp cán bộ tham gia làm cộng tác viên TGPL...

Lãnh đạo liên ngành tố tụng huyện Bố Trạch đã tiếp thu các kết quả đánh giá từ Đoàn kiểm tra để thời gian tới tổ chức cuộc họp liên ngành nhằm rút kinh nghiệm chung cho mỗi cơ quan, đơn vị khắc phục, đồng thời đề ra những giải pháp thực hiện có hiệu quả hơn về hoạt động TGPL trong thời gian tới.
Trên cơ sở buổi làm việc với Đoàn kiểm tra, liên ngành CA - VKS - TA huyện đã nêu ra một số đề xuất, kiến nghị được Đoàn kiểm tra tiếp nhận xem xét như: Hội đồng phối hợp liên ngành tỉnh cần thống nhất về việc cấp một lần Giấy chứng nhận tham gia tố tụng trong tất cả các giai đoạn tố tụng tiếp theo cho Luật sư nếu không bị thu hồi, thay đổi hoặc thuộc trường hợp không được tham gia tố tụng. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo đối với cán bộ liên quan đến công tác TGPL. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các chính sách TGPL đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt các đối tượng được hưởng TGPL, từ đó họ có thể ý thức, phát huy được quyền của mình trong việc yêu cầu TGPL.

Trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của liên ngành huyện Bố Trạch nói riêng, của tỉnh Quảng Bình và cả nước nói chung hiện nay đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống pháp luật, trở thành cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, góp phần khắc phục những bất cập theo quy định của pháp luật. Thông qua hoạt động TGPL bằng các hình thức tư vấn pháp luật, hoà giải, đại diện, bào chữa, kiến nghị, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng, hoạt động TGPL sẽ giúp các đối tượng nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức pháp luật, tự mình biết cách ứng xử phù hợp với pháp luật, thực hiện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của của bản thân, gia đình và xã hội, tạo sự lành mạnh về mặt pháp lý trong các quan hệ xã hội, bảo đảm công bằng và góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội nhằm xây dựng một Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Tác giả bài viết: Văn Phúc_VKS huyện Bố Trạch

Tổng số điểm của bài viết là: 57 trong 12 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 15


Hôm nayHôm nay : 6841

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 106459

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8429017

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến