07:12 CAT Thứ ba, 19/03/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » Pháp luật & Đời sống

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật

Thứ hai - 04/11/2019 02:57
Sáng 2/11/2019, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư chủ trì hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị này.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp được thực hiện bám sát với 5 nguyên tắc, định hướng của Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 9/12/2009 của Ban Bí thư.

Các cơ quan, tổ chức đã phân tích, đánh giá đúng nhu cầu hợp tác, chủ động lựa chọn đối tác, xây dựng nội dung chương trình, dự án phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đặc điểm chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị; thực hiện nghiêm túc các chương trình, dự án đã ký kết, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực tài chính và hỗ trợ kỹ thuật của các nhà tài trợ; thực hiện tốt việc quản lý, điều phối và sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

Trong 10 năm qua, việc thực hiện Chỉ thị 39 mang tính chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và trên cơ sở các định hướng, nguyên tắc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật được xác định.

Các cơ quan, tổ chức, địa phương đã ký kết, gia nhập 340 điều ước, thỏa thuận và thoả thuận hợp tác quốc tế (với các hình thức như hiệp định, thoả thuận hợp tác, biên bản ghi nhớ, biên bản hội đàm); đàm phán, phê duyệt và triển khai thực hiện khoảng 266 chương trình, dự án trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp thông qua các hình thức như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát thực tiễn; đã ký kết 37 điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Việc thực hiện Chỉ thị 39 theo phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá, tăng cường ký kết và thực hiện các thoả thuận hợp tác song phương với các nước theo nguyên tắc có đi có lại, nâng cao tính hiệu quả, phát huy những tác dụng tích cực của các chương trình, dự án đã được ký kết, đưa quan hệ hợp tác được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh qua hơn 30 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển KT-XH, hoàn thiện hệ  thống pháp luật theo đúng chiến lược của Đảng về cải cách tư pháp, cải cách pháp luật, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, Chỉ thị 39 có vai trò quan trọng trong việc xác định cụ thể các định hướng, nguyên tắc và đề ra nhiệm vụ, giải pháp cơ bản cho công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH, hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

Việc tổng kết Chỉ thị 39 có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh chúng ta đang tiến hành tổng kết Nghị quyết 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam định hướng đến năm 2020. Kết quả tổng kết Chỉ thị sẽ góp phần vào việc đề xuất với cấp có thẩm quyền về định hướng, chính sách công tác đối ngoại, cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong tình hình mới.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt thực hiện Chỉ thị số 39 đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể thực hiện nghiêm túc, bám sát các định hướng và đạt được nhiều kết quả trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao. Qua đó, góp phần tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực, bền vững của việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Nhiều kết quả đã góp phần hỗ trợ cả về nguồn lực và kinh nghiệm trong công tác xây dựng, thi hành pháp luật. Bạn bè quốc tế cũng hiểu rõ hơn hệ thống pháp luật Việt Nam…

Nhận thức của cả hệ thống chính trị được nâng lên; yêu cầu của hợp tác quốc tế trong thời kỳ hội nhập cũng như tác động trái chiều của nó đã được chỉ rõ. “Chúng ta đã chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp và đủ bản lĩnh để hội nhập có hiệu quả”, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng đề nghị cần tăng cường nguồn lực và đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, trình độ ngoại ngữ và tin học trong quá trình thực hiện. Trong đó, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư trong việc tham gia vào giải quyết các vụ việc và tranh chấp quốc tế, đồng thời, tăng cường việc quán triệt sâu sắc và đầy đủ đến các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ về Chỉ thị này; xây dựng và thực hiện các cơ chế, giải pháp đối với việc triển khai Chỉ thị trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, mạnh mẽ như hiện nay; cụ thể hoá 5 nguyên tắc, định hướng để triển khai thực hiện Chỉ thị thực sự hiệu quả...

Nguồn tin: kiemsat.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 19

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 10


Hôm nayHôm nay : 2509

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 78894

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8265824

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến