17:35 CAT Thứ sáu, 29/03/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » Pháp luật & Đời sống

Thẩm tra đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020

Thứ tư - 22/04/2020 03:48
Thực hiện chương trình Phiên họp thứ 44, sáng 21/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo thẩm tra đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra

Trình bày báo cáo thẩm tra đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, thời gian qua, công tác xây dựng pháp luật tiếp tục được cải tiến, đổi mới và đạt được nhiều kết quả tích cực như được đề cập trong Báo cáo đầy đủ. Tuy nhiên, trong việc lập và thực hiện Chương trình vẫn còn một số hạn chế như: Tính dự báo không cao; việc đề nghị điều chỉnh Chương trình để bổ sung thêm dự án vẫn diễn ra phổ biến, trong đó không ít dự án được đề nghị bổ sung gần sát kỳ họp Quốc hội, gây khó khăn, bị động cho các cơ quan của Quốc hội; tình trạng xin lùi, rút dự án do chưa chuẩn bị kịp, không bảo đảm chất lượng vẫn còn; việc lấy ý kiến nhiều trường hợp còn hình thức, hiệu quả thấp, đối tượng lấy ý kiến chưa đầy đủ; việc rà soát để nhận diện các quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo để dự kiến sửa đổi, bổ sung ngay trong quá trình soạn thảo trong một số trường hợp chưa được chú trọng; tình trạng chậm gửi hồ sơ dự án vẫn còn.

Theo Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng, nguyên nhân chủ yếu là do tổ chức thực hiện chưa tốt; kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật chưa nghiêm; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong nhiều trường hợp chưa phát huy hết trách nhiệm, nhất là trong công tác chuẩn bị dự án. Trong công tác lập đề nghị, một số cơ quan được giao chủ trì chuẩn bị chưa có sự quan tâm, đầu tư thoả đáng, chưa bám sát yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật… Một số hạn chế và nguyên nhân nêu trên đã tồn tại từ nhiều năm qua nhưng vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Về Chương trình năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020, theo Chủ nhiệm Ủy ban, tính đến ngày 01/3/2020, Ủy ban Pháp Luật nhận được đề nghị về Chương trình năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020 của Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và kiến nghị, đề nghị của đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh. Tất cả các tài liệu này đã được đăng tải trên Trang thông tin điện tử nội bộ của Quốc hội.

Đối với các dự án được Chính phủ đề nghị điều chỉnh, bổ sung trong Chương trình kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý cho rút dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi Chương trình để trình sau Đại hội XIII của Đảng; đối với các dự án luật, dự thảo nghị quyết khác thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về nội dung cùng với việc quyết định bổ sung vào Chương trình.

Toàn cảnh Phiên họp

Tại phiên họp thẩm tra, nhiều ý kiến trong Ủy ban Pháp luật đồng tình với việc rút dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi Chương trình năm 2020 như kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng để trình Quốc hội sửa đổi toàn diện Luật này tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội XV (tháng 10/2021) mà không cần ban hành Nghị quyết về giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai tại kỳ họp thứ 9 (vì về bản chất việc ban hành Nghị quyết cũng là sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai). Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Cư trú (sửa đổi), Nghị quyết của Quốc hội về phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về nội dung đồng thời với việc quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình. Riêng Nghị quyết về việc giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai, đến nay vẫn chưa nhận được hồ sơ của Chính phủ. Do đó, Uỷ ban Pháp luật không thẩm tra đối với đề nghị về các dự án luật, dự thảo nghị quyết này.

Về điều chỉnh Chương trình năm 2020 (kỳ họp thứ 10/2020), Chính phủ đề nghị bổ sung 03 dự án luật, dự thảo nghị quyết mới vào Chương trình kỳ họp thứ 10, bao gồm: 01 dự án luật và 01 dự thảo nghị quyết cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 10; 01 dự án luật cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10, thông qua tại kỳ họp thứ 11. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị lùi thời gian trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn từ kỳ họp thứ 9 sang kỳ họp thứ 10, thông qua tại kỳ họp thứ 11. Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng dự án Luật về Dịch vụ công trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 hoặc kỳ họp thứ 10. Ngoài ra, trong quá trình tham gia thẩm tra, các Ủy ban của Quốc hội đề nghị điều chỉnh thời gian trình, bổ sung vào Chương trình năm 2020 đối với 03 dự án luật  và 01 dự án pháp lệnh .

Như vậy, dự kiến Chương trình năm 2020 sẽ là: Tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), trình Quốc hội thông qua 10 dự án luật và 03 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 06 dự án luật (không bao gồm dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh). Tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2020), trình Quốc hội thông qua 06 dự án luật và 01 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 04 dự án luật (trong đó 01 dự án luật đã có trong Chương trình và 03 dự án luật mới được bổ sung). Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 01 dự án pháp lệnh (tháng 08/2020).

Về dự kiến Chương trình năm 2021, Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc Chính phủ đề nghị về Chương trình năm 2021 đã có sự tính toán phù hợp với đặc điểm tình hình của năm 2021 là năm chuyển giao giữa 2 nhiệm kỳ, nên số lượng văn bản được đề xuất không nhiều (kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIV: có 02 dự án thông qua; kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV không trình dự án nào; kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV có 01 dự án thông qua, 05 dự án cho ý kiến).

Như vậy, dự kiến Chương trình năm 2021 như sau: Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIV (tháng 3/2021): thông qua 04 dự án luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10; không cho ý kiến dự án nào. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XV (tháng 7/2021): thông qua dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; không cho ý kiến về dự án nào. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV (tháng 10/2021) cho ý kiến 06 dự án luật.

Ngoài các dự án nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ, theo yêu cầu tại các Nghị quyết Trung ương, Kế hoạch của Bộ Chính trị, kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp, các nghị quyết của Quốc hội, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, từ năm 2019 vẫn còn một số dự án luật cần được nghiên cứu, bổ sung vào Chương trình trong năm 2020 và các năm tiếp theo để trình Quốc hội thông qua, nhưng đến nay Chính phủ và các cơ quan có liên quan vẫn chưa có đề xuất đưa vào Chương trình. Do đó, đề nghị Chính chủ xem xét vấn đề này

Sau khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về nội dung

Nguồn tin: vksndtc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 20


Hôm nayHôm nay : 5153

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 124556

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8311486

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến