06:06 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » Pháp luật & Đời sống

Chuyện về người đàn ông mang án tù “chung thân” và đôi bàn tay lầm lỗi

Thứ hai - 11/08/2014 04:17
Nhớ về những ngày cuối năm 2009, có lẽ với ông Lê Hải Vân và bà Hồ Thị Nguyệt ở thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình đó là những ngày vui mừng và hạnh phúc nhất, bởi đó là ngày mà con trai của họ, anh Lê Xuân Chiến (SN 1973) được Nhà nước đặc xá trở về với gia đình nhờ sự cải tạo, lao động và học tập tốt trong thời gian chấp hành án. Ký ức buồn của 14 năm về trước khi người con trai ấy đã bị tuyên phạt mức án tù chung thân về hai tội danh “Giết người” và “Sử dụng trái phép vật liệu nỗ” rồi cũng dần tan theo năm tháng.
Quá khứ lầm lỗi…
     Năm 1994, Lê Xuân Chiến từ Quảng Bình một mình khăn gói lên thị trấn Buôn Hồ, huyện Krông Buk, tỉnh Đắc Lắc lập nghiệp. Trong thời gian sinh sống và làm nghề may vá tại đây, anh đã quen và yêu chị Nguyễn Thị H. (1978, trú tại thị trấn Buôn Hồ), hai người đã “thề non hẹn biển” sẽ trở thành vợ chồng. Thế rồi, trong thời gian đợi ông bà Vân từ Quảng Bình vào thưa chuyện với gia đình chị H. thì giữa Chiến và “bố vợ tương lai” xảy ra chuyện hiểu nhầm, xích mích. Bức xúc, không làm chủ được mình nên trong một buổi tối lầm lỗi, Chiến mang theo quả lựu đạn tự chế tới nhà người yêu và giật chốt nỗ với ý định “quyên sinh” cùng bạn gái. Nhưng oái ăm thay, đạn nỗ làm bạn gái chết, còn Chiến và ông bố vợ thì chỉ bị thương. Ngay sau vụ nỗ, Lê Xuân Chiến được đưa tới bệnh viện điều trị trong sự giám sát “đặc biệt” của lực lượng Công an. Sau đó, Chiến bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắc Lắc khởi tố về hai tội danh “Giết người” và “Sử dụng trái phép vật liệu nỗ” và sau đó nhận mức án tù chung thân.
     Những tưởng cuộc đời vậy là chấm hết với một thanh niên trai trẻ vừa bước sang tuổi 22. Thế nhưng, trong thời gian chấp hành án tại trại giam Gia Trung (huyện Mang Giang, Gia Lai), Lê Xuân Chiến đã sớm nhận thức được những việc làm sai trái của mình và tự xác định cho mình chỉ có một con đường để được quay trở về với tự do, về với gia đình và xã hội bên ngoài, đó là con đường cải tạo hoàn lương...
     Chiến kể: “Nói thật, trong thời gian chấp hành án ở trại giam có rất nhiều thành phần phức tạp, thậm chí còn có kẻ chán đời, nhiễm HIV. Hầu như ngày nào cũng có sự xung đột, va chạm giữa các phạm nhân, mình mà không quyết tâm thì rất dễ xảy ra sai phạm”. Trong thời gian ở trại, từ một con người bình thường không nghề nghiệp, anh được cán bộ quản lý trại giam phân về bộ phận mộc-mỹ nghệ với công việc chính là học điêu khắc, chạm trỗ các sản phẩm từ gỗ. Từ sự bỡ ngỡ ban đầu, rồi bằng sự chăm làm, chăm học, lại được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ quản giáo nên tay nghề Chiến ngày càng được nâng cao. Từ đôi bàn tay lầm lỗi bổng dần trở thành đôi bàn tay tài hoa, Chiến đã cho “ra lò” những sản phẩm điêu khắc hết sức thẩm mỹ và công phu, được các cán bộ trại giam ghi nhận và đánh giá cao. Và rồi từ những năm tháng miệt mài học tập nghề khắc chạm trổ mộc-mỹ nghệ, kết hợp với cải tạo tốt nên năm 2007, lần đầu tiên anh được giảm án xuống còn 20 năm khi đã chấp hành được hơn 13 năm tù, cứ lần lượt sau đó, Chiến luôn được bình xét lao động tốt và được xét giảm án hàng năm. Và niềm vui mừng khôn xiết khi nhân dịp Tết Nguyên Đán năm 2009, Chiến đã được đặc xá tự do nhờ chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước.
     Vậy là sau gần 15 năm thụ hình, anh lại trở thành một con người bình thường. được tự do hoà nhập với cuộc sống bên ngoài. Và điều đặc biệt hơn, “nhờ đi tù” mà anh đã có một cái nghề để “kiếm cơm”.
 
Vươn lên trong cuộc sống… 
     Sau khi trở về địa phương, mọi cái với Chiến đều lạ lùng và mới mẽ, bởi thời gian anh ra đi cũng đã quá lâu rồi, thấy những người cùng lứa với anh giờ mỗi người đã có một gia đình ấm êm và những công việc ổn định khiến anh thực sự hoang mang, lo lắng. Nhưng nhờ gia đình, bè bạn, đặc biệt là bố mẹ đã gần gủi động viên giúp anh vượt qua sự mặc cảm tội lỗi đã gây ra để dần làm quen và hoà nhập với cuộc sống ở quê hương mình. Anh nhanh chóng tìm kiếm, mua sắm công cụ để “lăn lộn” vào công việc bằng việc mở xưởng điêu khắc nhỏ tại nhà. Nhờ sự khéo léo, cần cù và chịu khó nên từ các thân gỗ, rễ cây với những hình dáng ban đầu còn xù xì, gồ ghề nhưng qua bàn tay “nhào nặn” anh đã cho ra đời nhiều sản phẩm điêu khắc, gỗ lũa nghệ thuật, bàn ghế bằng gốc cây với những kiểu thế, hình thù các con vật rất tinh xảo, đáp ứng theo những ý thích của khách hàng. “Tiếng lành đồn xa”, anh nhanh chóng nhận được rất nhiều đơn đặt hàng chuyển đến, ban đầu chỉ là trong vùng, rồi đến cả huyện và dần lan rộng ra các huyện, cả tỉnh.



Những tác phẩm “nghệ thuật” bằng gỗ khá tinh xảo lần lượt ra đời dưới bàn tay lao động của Chiến

     Nhờ sự hiền lành, chăm chỉ trong lao động, chỉ một thời gian sau khi ra tù về địa phương, Chiến đã nhận được sự cảm thông, yêu thương của hàng xóm, láng giềng, đặc biệt của chị Nguyễn Thị Nguyệt, vợ anh bây giờ. Hiện hai người đã có với nhau một người con gái hơn 3 tuổi và “chắt chiu” xây được một ngôi nhà mới khang trang nhờ tích góp từ thành quả lao động qua nhiều năm tháng.
     Hiện nay, với công việc điêu khắc, chạm trỗ các sản phẩm từ gỗ, ngoài việc tạo thu nhập cho gia đình, Chiến còn thu nhận, tạo công ăn việc làm và thu nhập thường xuyên cho từ 2 đến 3 lao động với mỗi tháng hơn 8 triệu đồng, trong đó có một lao động cũng từng là “bạn tù” của Chiến. Chiến mong muốn thời gian tới sẽ có thêm nhiều khách hàng tiếp tục biết và tìm đến với anh, anh cũng mong muốn một ngày nào đó, các sản phẩm của mình sẽ có mặt tại các hội chợ triển lãm, hội chợ thương mại để thu hút nhiều hơn sự chú ý, đam mê yêu thích nghệ thuật gỗ lũa điêu khắc của khách hàng gần xa.



Tác giả và nhân vật bài viết

     Vậy là, từ một cuộc đời tưởng như chấm hết của sự tự do khi phải nhận cho mình một mức án chung thân và mới hôm nào, anh vẫn chỉ là một con người với hai bàn tay trắng, một con người mà trong mắt của một số người thì anh là “con người lầm lỗi”...Nhưng đó chỉ là quá khứ, còn giờ đây, với sự quyết tâm lao động, anh đã tạo cho mình một chổ đứng, một cơ hội để sống, để vươn lên như bao người khác trong xã hội.

Tác giả bài viết: Đinh Văn Phúc - VKSND H.Bố Trạch

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 2


Hôm nayHôm nay : 804

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 107328

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8429886

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến