22:21 EDT Thứ năm, 18/04/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » Kiểm sát viên viết

Nguyên nhân của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em và một số biện pháp đấu tranh, phòng ngừa

Thứ ba - 29/07/2014 04:20
Thời gian qua tình hình tội phạm xâm hại trẻ em xảy ra nhiều, trong đó tội phạm xâm hại tình dục trẻ em luôn tiềm ẩn yếu tố gia tăng. Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục đang là hồi chuông báo động cho sự suy đồi đạo đức xã hội, gây bức xúc trong dư luận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội.
     Khó có thể đánh giá hết những ảnh hưởng do việc xâm hại trẻ em đem lại, nhất là những ảnh hưởng do việc xâm hại tình dục trẻ em gây ra. Việc xâm hại tình dục trẻ em đã để lại những vết thương không phai mờ trong gia đình dòng họ nạn nhân, trong ký ức cộng đồng nơi trẻ bị gây hại mà nạn nhân cùng chung sống, để lại hậu quả lâu dài đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

1. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình phạm tội đối với trẻ em.
Có rất nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau dẫn đến tình trạng xâm hại trẻ em, mà đặc biệt là xâm hại tình dục, theo tác giả có những nguyên nhân chính sau:
*Thứ nhất: Nguyên nhân từ phía gia đình.
- Gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sự nghèo đói lạc hậu, không có điều kiện để chăm sóc quản lý giáo dục các em, thường để các em ở nhà một mình hoặc gửi các em ở những đối tượng không đáng tin cậy, do sự thiếu thốn tình cảm, sống trong hoàn cảnh gia đình không hoàn thiện, lại không được học hành chu đáo, dẫn đến tình trạng các em bị lợi dụng rủ rê, hoặc ép buộc vào các hành vi phạm tội ngoài ý muốn.
- Do cha mẹ các em thiếu quan tâm buông lỏng quản lý, chưa giáo dục thường xuyên về đạo đức lối sống cho trẻ, thiếu kiến thức và phương pháp giáo dục về giới tính và hướng dẫn trẻ cách phòng ngừa
.- Trong nhiều trường hợp khi xảy ra việc trẻ bị xâm hại gia đình ngại tố cáo tội phạm, cho qua hoặc dấu kín vì sợ tai tiếng, mặc cảm vô tình đã tiếp tay cho kẻ xâm hại tình dục trẻ em thoát tội và tiếp tục phạm tội.
*Thứ hai: Nguyên nhân xã hội.
- Do công tác quản lý các loại hình dịch vụ, băng đĩa hình, văn hóa phẩm đồi trụy thiếu chặt chẽ, nhiều bộ phim, sách truyện có nội dung bạo lực, khiêu dâm vẫn được trình chiếu và bán trên thị trường.
- Sự phối hợp của các cơ quan ban ngành đoàn thể từ Trung ương đến địa phương còn thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ hoặc thiếu kiên quyết.
- Do lối sống buông thả, suy đồi đạo đức có ham muốn dục vọng cá nhân thấp hèn mất nhân tính, những việc làm tiêu cực của người lớn cũng đã ảnh hưởng tới tình trạng phạm tội đối với trẻ em.
- Tình trạng mù chữ, thất học, không có việc làm, không hiểu biết pháp luật, coi thường pháp luật.
* Thứ ba: Nguyên nhân từ đặc điểm tâm sinh lý, thể chất, trình độ nhận thức của trẻ em.
- Do đặc điểm về tâm sinh lý của trẻ em, sự bồng bột thiếu suy nghĩ và sự non nớt về trí tuệ, do sự biến chuyển về sinh lý, làm theo phim ảnh sách báo đồi trụy, dùng chất kích thích của các em  là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị xâm hại.
- Do đặc điểm về thể chất, các em còn yếu ớt chưa có sự phát triển đầy đủ, chưa có khả năng chống cự lại các hành vi xâm hại của tội phạm.
- Do trình độ nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, còn thiếu kiến thức về xã hội và kiến thức về pháp luật, kiến thức về giới tính, người bị hại có nhược điểm về tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân và điều kiện cho kẻ phạm tội thực hiện.
* Thứ tư: Nguyên nhân từ công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật, giáo dục giới tính.
- Do công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em chưa thường xuyên còn mang tính hình thức chạy theo phong trào, do pháp luật còn nhiều bất cập, việc điều tra xử lý tội phạm xâm hại trẻ em chưa kịp thời, thiếu nghiêm minh chưa tạo được dư luận xã hội lên án mạnh mẽ đối với hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
- Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa đi sâu xuống từng địa bàn, từng cụm dân cư nên không đạt hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức pháp luật trong nhân dân.
- Do công tác giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ chưa được chú trọng, công tác giáo dục giới tính chưa thường xuyên, chưa có phương pháp giáo dục giới tính và hướng dẫn cách phòng ngừa tội phạm cho các em.
- Sự kết hợp quản lý giáo dục giữa gia đình nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ.

2. Một số biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm hại trẻ em.
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em và thực tiễn xét xử các loại tội này, từ những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tình hình tội phạm xâm hại trẻ em, qua đó tác giả xin đưa ra một vài giải pháp với mong muốn góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xâm hại đến trẻ em ngày càng có hiệu quả hơn, bảo vệ các em khỏi sự xâm hại của tội phạm mang lại cho các em cuộc sống bình yên.
* Thứ nhất:Tăng cường công tác giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ cho trẻ em.
- Để trẻ em có ý thức tự bảo vệ mình khỏi sự xâm hại  của tội phạm cần tăng cường các biện pháp giáo dục pháp luật và giới tính, gia đình và nhà trường cần trang bị cho các em những kiến thức nhất định phù hợp với khả năng nhận thức và lứa tuổi của các em để các em có thể tự bảo vệ mình, đấu tranh loại bỏ sự xâm hại của tội phạm.
- Nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý giáo dục của gia đình và nhà trường, tăng cường giáo dục cho các em về giới tính để các em có sự phân biệt về giới tính, giáo dục các em có ý thức đề phòng, bảo vệ mình trước hành vi dụ dỗ lôi kéo của bọn tội phạm.
-  Các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em… các cấp cần có đường dây điện thoại nóng để cho các em và những người khác kịp thời báo tin khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Nhà trường, gia đình không những phải thường xuyên gần gũi, quan tâm chăm lo đến các em mà còn phải trang bị cho các em những kiến thức cần thiết, để các em trong một chừng mực nào đó có thể chủ động tự bảo vệ được mình khỏi sự xâm hại của tội phạm.
* Thứ hai: Nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội đối với công tác bảo vệ trẻ em khỏi sự xâm hại của tội phạm.
- Quản lý chặt chẽ, tăng cường các hoạt động kiểm soát xã hội, kiên quyết xử lý những tụ điểm phức tạp gây mất trật tự trị an, đặc biệt là các nhà hàng, quán Karaoke, điểm matxa, quán Internet có tổ chức hoặc cho người sử dụng truy cập vào những trang web xấu có nội dung khiêu dâm, kích động tình dục, kích động bạo lực, tuyên truyền lối sống phi đạo đức. Tổ chức thành lập nhiều đội tuần tra Liên ngành hơn nữa giữa các cơ quan thuộc Sở Văn hóa thông tin, Công an, Thanh tra để kịp thời phát hiện và xử lý kiên quyết các hoạt động văn hóa không lành mạnh.
- Đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư” , xây dựng “gia đình văn hóa”, phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm ở khu dân cư.  Tổ chức các cuộc thi về “tìm hiểu pháp luật”, tìm hiểu “cội nguồn dân tộc”, “tuyên truyền viên xuất sắc”. “làng văn hóa” để tăng thêm hiểu biết khơi dậy lối sống tốt đẹp trong nhân dân, khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào.
- Gia đình có vai trò quan trọng nhất đối với trẻ thơ, gia đình là tổ ấm, là chổ dựa cho trẻ, vì vậy mọi người trong gia đình phải xây dựng và gìn giữ sự bình yên, hạnh phúc, phải có trách nhiệm chăm sóc, quản lý, giáo dục các em một cách chu đáo hơn. Cần phải đề cao cảnh giác với mọi loại tội phạm, khi bị xâm hại hay phát hiện có hành vi phạm tội cần phải báo cho các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lý tội phạm.
- Ngoài việc nâng cao trách nhiệm trong mỗi gia đình thì trách nhiệm của nhà trường và các tổ chức xã hội cũng phải được tăng cường hơn. Các trường học cần phải có trách nhiệm dạy dỗ, quản lý các em, trang bị cho các em những kiến thức cần thiết về xã hội và về pháp luật để các em có sự hiểu biết về giới tính, về cách bảo vệ mình trước những hành vi phạm tội.
- Đẩy mạnh công tác quản lý các trường học, giảm tình trạng bỏ học của học sinh, cần sớm đưa môn học giới tính vào trường học để giáo dục cho các em nhận thức đúng đắn và có những cách cư xử phù hợp, cần tạo ra những sân chơi lành mạnh bổ ích cho thanh thiếu niên, đồng thời gây dư luận lên án những hành vi xâm phạm trẻ em nhất là xâm phạm tình dục trẻ em.
- Tổ chức truyên truyền pháp luật rộng rãi trong nhân dân, khuyến khích nhân dân lên án phát hiện và tố giác tội phạm, cần đưa ra các hình thức khen thưởng đối với những người phát hiện, tố giác tội phạm nâng cao hiểu biết, ý thức trách nhiệm của mọi người dân đối với vấn đề bảo vệ trẻ em.
- Thiết lập mối quan hệ liên kết, hợp tác giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với các cơ quan liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi trẻ em để ngăn ngừa một cách hiệu quả tình hình xâm hại tình dục trẻ em.
- Hỗ trợ về giáo dục cho các em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt chú trọng đối tượng trẻ em đường phố, trẻ em lang thang, trẻ em lao động kiếm sống…Hỗ trợ về tư vấn giúp các em đề phòng được nạn xâm hại tình dục trẻ em.
- Tổ chức phối hợp với các ban ngành đoàn thể để lồng ghép nội dung phòng chống xâm phạm tình dục trẻ em vào các chương trình mục tiêu khác và xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho trẻ em bị xâm phạm tình dục.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định của quản lý Nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ có môi trường dễ phát sinh xâm phạm tình dục trẻ em, khuyến khích trẻ em là nạn nhân và gia đình tố giác tội phạm. Đối với kẻ phạm tội cần xử lý nghiêm minh, kịp thời đúng pháp luật, kiên quyết đấu tranh không để lọt tội phạm.
Trẻ em là tương lai của đất nước để ngăn chặn không để tội ác xâm hại đến trẻ em cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật một cách thường xuyên làm cho mọi người dân nhận thức được một cách đầy đủ rằng bảo vệ trẻ em không thuần túy là tình thương đạo lý mà còn là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và là của mọi người dân, của cả cộng đồng. Tất cả cùng chung tay, chung sức bảo vệ các em đem lại cho trẻ thơ một cuộc sống yên bình hạnh phúc và một xã hội trong sạch vững mạnh.

Tác giả bài viết: Trần Thị Thu Hiền - VKSND TP.ĐH

Tổng số điểm của bài viết là: 76 trong 16 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 12

Thành viên online : 2

Khách viếng thăm : 10


Hôm nayHôm nay : 3308

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 69540

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8392098

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến