18:41 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » Kiểm sát viên viết

Một số ý kiến về nội dung mới của Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013 “Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát”

Thứ sáu - 13/06/2014 00:20
     Hiến pháp nư­ớc CHXHCN Việt Nam sửa đổi, bổ sung đư­ợc Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013 đánh dấu một b­ước đi đến sự hoàn thiện thể chế về nhiệm vụ quyền hạn của kiểm sát viên và mối quan hệ giữa kiểm sát viên với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, bổ sung và làm rõ hơn địa vị pháp lý của kiểm sát viên: Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động t­ư  pháp, kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện tr­uởng Viện kiểm sát. Đây chính là nội dung mới đu­ợc ghi nhận vào Hiến pháp năm 2013, đòi hỏi sự nhận thức đúng đắn để vận dụng phù hợp vào công tác kiểm sát và tiến hành xây dựng thể chế cụ thể hơn nữa về vấn đề này trong thời gian tới.
   1.Vai trò và ý nghĩa của chế định này trong Hiến pháp:
Hiến pháp sửa đổi có ba điều từ điều 107-109 quy định về chức năng nhiệm vụ và các nguyên tắc tổ chức hoạt động của VKS thì có riêng một điều hiến định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKS. Điều 109 Hiến pháp quy định:
   “1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSNDTC
   2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát”
Có một số nhận thức quan trọng cần khẳng định:
Thứ nhất: Đây là một nguyên tắc đặc thù trong tổ chức và hoạt động của VKS, là cơ sở hình thành nên hệ thống VKS các cấp. So với Hiến pháp năm 2002, nguyên tắc đặc thù về tổ chức hoạt động của ngành kiểm sát đã có bước phát triển mới. Biểu hiện ở các điểm sau:
+ Viện kiểm sát được hình thành trong bộ máy nhà nước XHCN dựa trên tư tưởng của Lê Nin  trong tác phẩm “Bàn về chế độ song trùng trực thuộc và pháp chế” .  Để đảm bảo pháp chế thống nhất VKS phải được tổ chức và vận hành theo nguyên tắc độc lập chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan chính quyền địa phương nào. Xuất phát từ các luận điểm trên, Hiến pháp từ năm 1958-1980-1992-2002 đều nhất quán nguyên tắc này mà chúng ta thường gọi là nguyên tắc VÀNG của VKS
+ Việc bổ sung nội dung mới “ Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát” trong Hiến pháp là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phù hợp với sự vận động của thực tế khách quan về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát trong suốt hơn 50 năm qua. Khi nội dung này chưa được hiến định thì quá trình thực tiễn hoạt động và ngay trong các Luật tổ chức VKSND, Pháp lệnh kiểm sát viên cũng đã ghi nhận nguyên tắc này. Điều 45 luật Tổ chức VKSND quy định “ Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Viện trưởng phân công, Kiểm sát viên phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên địa vị pháp lý của Kiểm sát viên đã được hiến định.  
Hai là: Nguyên tắc này là tư tưởng pháp lý - chính trị chủ đạo trong tổ chức và hoạt động của ngành kiểm sát, nó có vai trò hết sức quan trọng, bởi:
+ Nó là kim chỉ nam cho quá trình xây dựng, áp dụng và giải thích các quy định của luật liên quan đến VKS
+ Nó định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp đã được hiến định.
+ Nó phản ánh những đặc điểm, dấu hiệu cốt lõi nhất trong tổ chức và hoạt động của ngành kiểm sát.
   2. Nội dung của nguyên tắc
   Một là: Tính tập trung, thống nhất của VKS dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSNDTC
+ Viện kiểm sát là một hệ thống tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương và người đứng đầu hệ thống đó là Viện trưởng VKSNDTC.  Các Chỉ thị, quyết định, mệnh lệnh, của Viện trưởng VKSTC có tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả các VKS các cấp
+Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKS cấp trên, Viện trưởng VKS các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKS tối cao. Viện trưởng VKS cấp trên lãnh đạo và kiểm tra hoạt động, công việc của VKS cấp dưới, chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của VKS cấp dưới, của KSV dưới quyền của mình. Viện trưởng VKS cấp trên có thể hủy bỏ bất kỳ văn bản nào của Viện trưởng VKS cấp dưới, có quyền rút kháng nghị của VKS cấp dưới. 
+ Các Kiểm sát viên phải phục tùng lãnh đạo của Viện trưởng, trong quá trình hoạt động kiểm sát  có thể bị Viện trưởng VKS thay thế bởi KSV khác. Viện trưởng VKS cấp dưới phải phục tùng sự lãnh đạo của Viện trưởng VKS cấp trên.  Viện trưởng VKS cấp trên có thể lấy những việc thuộc thẩm quyền  của VKS cấp dưới để thực hiện hoặc ủy quyền cho VKS cấp dưới thực hiện một số thẩm quyền của mình khi thấy cần thiết.
    Hai là: Tính độc lập tuân theo pháp luật của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
.+ Trên tinh thần thượng tôn pháp luật, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp  chỉ tuân theo pháp luật không bị lệ thuộc vào bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Tính độc lập của KSV sẽ ngăn ngừa sự can thiệp trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức vào hoạt động thực thi pháp luật của kiểm sát viên
+ KSV  có quyền từ chối việc thực hiện nhiệm vụ (công tố hoặc kiểm sát tư pháp)  do Viện trưởng phân công nếu  KSV nhận thấy việc đó là trái pháp luật. Nếu Viện trưởng vẫn quyết định thì KSV phải chấp hành, nhưng Viện trưởng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trong trường hợp này KSV có quyền báo cáo báo cáo lên Viện trưởng cấp trên trực tiếp và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó
+ Kiểm sát viên có quyền đưa ra quan điểm, ý kiến  của mình về các vấn đề thuộc nhiệm vụ được phân công khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp (như vấn đề về khởi tố hay không khởi tố vụ án, khởi tố bị can, truy tố, đình chỉ, quan điểm giải quyết vụ án, kháng  nghị...) và có quyền bảo lưu ý kiến của mình trong hồ sơ vụ việc nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo của Viện trưởng.
+  KSV có quyền chủ động quyết định trên cơ sở pháp luật và không phải xin ý kiến của Viện trưởng trong trường hợp pháp luật quy định. Ví dụ trong TTHS, Kiểm sát viên có quyền đề ra yêu cầu điều tra, có quyền triệu tập và hỏi cung bị can, triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa, quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa sơ thẩm; Quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị tại phiên tòa phúc thẩm...
     Ba là: Mối quan hệ giữa tính độc lập tuân theo pháp luật của KSV và sự chỉ đạo của Viện trưởng là quan hệ có tính biện chứng
 Tính độc lập tuân theo pháp luật của KSV không có nghĩa là KSV tự do hành động. Tính độc lập  của KSV phải luôn đặt trong mối quan hệ với vai trò lãnh đạo tập trung thống nhất của Viện trưởng
Trong đó việc tuân theo pháp luật là cái chung không chỉ có kiểm sát viên mà cả Viện trưởng đều phải tuân thủ pháp luật, kiểm sát viên độc lập tuân theo pháp luật nhưng phải chịu sự chỉ đạo giám sát của Viện trưởng. Tính độc lập, tuân thủ pháp luật là căn cứ, cơ sở cho KSV đề xuất ý kiến của mình cho Viện trưởng quyết định. Tôn trọng những ý kiến độc lập của KSV giúp Viện trưởng có thể xem xét cân nhắc và ra các quyết định nhanh chóng, chính xác và ngược lại dưới sự chỉ đạo, giám sát của Viện trưởng, kiểm sát viên phải làm việc có trách nhiệm và thận trọng hơn, qua giám sát chỉ đạo của Viện trưởng giúp cho kiểm sát viên thấy được những vấn đề còn tồn tại, thiếu sót những kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp (thông thường Viện trưởng là những KSV dạn dày kinh nghiệm hơn)
    3.Một số kiến nghị đề xuất
Trên tinh thần những nội dung cơ bản của nguyên tắc hiến định nêu trên, theo chúng tôi để triển khai thi hành Hiến pháp sửa đổi năm 2013, đối với ngành Kiểm sát cần thực hiện đó là:
    Một là: Tiến hành công tác xây dựng thể chế như Bộ luật TTHS, Luật tổ chức VKSND..., rà soát bổ sung, điều chỉnh các quy chế công tác theo hướng cụ thể hóa trách nhiệm quyền hạn của kiểm sát viên và mối quan hệ giữa kiểm sát viên với Viện tr­uởng VKSND. Phải cụ thể hóa phạm vi, đối tu­ợng cụ thể mà kiểm sát viên có thể độc lập, nâng cao tính tự chịu trách nhiệm tr­uớc pháp luật trong thi hành công vụ, đồng thời có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hoạt động của Kiểm sát viên, bảo đảm sự chỉ đạo của Viện tr­uởng VKSND đối với Kiểm sát viên theo hướng:
+ Phân định rõ thẩm quyền về hành chính tư pháp và thẩm quyền về tố tụng trong quản lý điều hành của Viện trưởng đối với Kiểm sát viên.
Đối với nhóm quan hệ về hành chính tư pháp, kiểm sát viên nhất nhât phải tuân theo sự chỉ đạo của Viện trưởng, tính độc lập của kiểm sát viên bị hạn chế tối đa, ví dụ như chế độ báo cáo công tác, việc thực hiện các quy chế về lề lối làm việc...
Đối với nhóm quan hệ trong hoạt động tố tụng (hình sự, dân sự..) hoặc thực hiện nhiệm vụ kiểm sát tư pháp, cần phân định rõ những nhiệm vụ nào Kiểm sát viên được độc lập chỉ tuân theo pháp luật tự quyết định, tự chịu trách nhiệm; những nhiệm vụ KSV phải báo cáo và do Viện trưởng quyết định.
+ Xử lý mối quan hệ giữa kiểm sát viên với thủ trưởng đơn vị kiểm sát ( Trưởng phòng cấp tỉnh, Vụ trưởng ở VKSTC) với Phó Viện trưởng, Viện trưởng.  Ở đây có rất nhiều quan hệ cần xử lý, sử dụng cơ chế ủy quyền hay kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyền - kiểm sát viên trưởng ; đổi tên các Vụ sang các Viện...
+ Sửa đổi chế định Ủy ban kiểm sát từ chế độ làm việc tập thể quyết định theo đa số sang chế độ tư vấn , giúp việc cho Viện trưởng trong một số vấn đề quan trọng để đề cao nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành
    Hai là:  Bổ sung một số thẩm quyền cho kiểm sát viên để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, địa vị pháp lý của KSV trong Hiến pháp và đảm bảo nguyên tắc tranh tụng theo hướng:
+ Tiếp tục quy định những thẩm quyền độc lập của KSV như tham gia khám nghiệm hiện trường, đề ra yêu cầu điều tra, hỏi cung bị can, bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa sơ thẩm
+ Bổ sung những thẩm quyền độc lập mới như: kiểm sát việc giải quyết tin báo tố giác tội phạm, yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố, thay đổi quyết định khởi tố vụ án; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can; gia hạn tạm giữ tiến hành điều tra, thực nghiệm điều tra trong trường hợp luật định; quyết định trưng cầu giám định; cấp giấy chứng nhận bào chữa, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị tại phiên tòa phúc thẩm, thực hiện việc luận tội và phát biểu quan điểm giải quyết vụ án, đề xuất mức hình phạt và bồi thường
    Ba là: Tăng cư­ờng công tác tuyên truyền phổ biến Hiến pháp năm 2013. Phải làm sao không những cán bộ kiểm sát viên trong Ngành mà các cơ quan tiến hành tố tụng và đại đa số ngư­ời dân hiểu rõ về nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát, của Viện trưởng, kiểm sát viên trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư­ pháp.
- Tăng cu­ờng chất l­uợng công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát và cả về lý luận chính trị cho cán bộ, Kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu hiện tại và lâu dài.
Thực hiện tốt các đề án về tổ chức sắp xếp chuyển đổi vị trí công tác phù hợp, tập trung cán bộ có năng lực và nguồn lực tài chính vào những khâu công tác phục vụ nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong năm 2014 và những năm tiếp theo.

Tác giả bài viết: Ncs. Nguyễn Huy Tiến - Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 6


Hôm nayHôm nay : 3944

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 72772

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8395330

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến