20:47 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » Kiểm sát viên viết

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ

Thứ ba - 05/08/2014 21:54
Luật thi hành án hình sự được Quốc Hội thông qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2011. Luật gồm 15 chương, 182 điều. Trong đó, thi hành án treo và cải tạo không giam giữ được quy định tại chương V. Luật thi hành án hình sự có nhiều quy định mới phù hợp với thực tiễn đã góp phần khắc phục được vướng mắc trước đây. Trong thời gian qua các cơ quan, ban ngành, địa phương đã cùng nỗ lực thực hiện tốt các quy định của pháp luật thi hành án hình sự.
     Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát theo quy định của Hiến pháp; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Luật thi hành án hình sự; Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-VKSTC-V4 ngày 29/01/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) và các văn bản pháp luật liên quan. Ngay từ khi Luật thi hành án hình sự có hiệu lực thi hành, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đồng Hới đã triển khai thực hiện kịp thời và hiệu quả. Lãnh đạo đơn vị đã phân công cán bộ, kiểm sát viên phù hợp với nhiệm vụ thực hiện  kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và kiểm sát thi hành hình sự. Kiểm sát chặt chẽ việc ban hành quyết định thi hành án các bản án hình sự đúng thời hạn, đúng thủ tục và nội dung. Hàng tháng, hàng quý và kết thúc năm công tác lãnh đạo đơn vị đã rà soát, phân loại và tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành luật và có báo cáo kiến nghị lên cấp trên kịp thời.
     Kể từ khi Luật thi hành án hình sự có hiệu lực đến nay (30/6/2014), Cơ quan THA hình sự Công an thành phố Đồng Hới nắm và theo dõi 149 bị án phạt tù cho hưởng án treo; 26 bị án cải tạo không giam giữ. Năm 2013 là năm đầu tiên Viện kiểm sát tiến hành kiểm sát trực tiếp tại thi hành án hình sự Công an thành phố Đồng Hới theo kế hoạch công tác. kiểm sát về việc theo dõi, quản lý hồ sơ, sổ sách, việc cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt đối với các bị án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ. Nhìn chung Cơ quan thi hành án hình sự Công an thành phố Đồng hới đã làm tốt chứng năng, nhiệm vụ của mình trong việc quản lý, tiếp nhận và theo dõi đối tượng thi hành án, tuy nhiên là đơn vị mới được thành lập sau hơn 01 năm Luật thi hành án có hiệu lực nên vẫn còn gặp phải một số khó khăn, hạn chế nhất định.
     Qua kiểm sát tại 11/16 UBND xã, phường có bị án chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ: Tổng số các bị án đang giám sát, giáo dục trong 03 năm gồm: 174 bị án. Trong đó: Phạt tù cho hưởng án treo: 127 bị án; Cải tạo không giam giữ: 46 bị án.
     Qua công tác kiểm sát, đã ban hành các kháng nghị, kiến nghị yêu cầu các cá nhân, cơ quan tổ chức tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý việc giám sát giáo dục các bị án đúng quy định, tổ chức rút kinh nghiệm về những thiếu sót trong công tác quản lý, giáo dục các bị án. Trong đó, quá trình thực hiện theo Luật thi hành án hình sự mới tại Uỷ ban nhân dân các xã, phường nổi lên tồn tại một số vấn đề như:
     - Hầu hết các xã phường thực hiện chưa đầy đủ về mặt trình tự thủ tục, nội dung. Đó là do nhận thức trách nhiệm, Công an cấp xã trực tiếp thực hiện nên sau khi tiếp nhận bàn giao bị án và hồ sơ thi hành án cho Công an xã, có nơi UBND đã không lưu sổ thụ lý tại xã, phường để theo dõi số lượng, tình hình chấp hành của các bị án.
     - Một số hồ sơ thiếu các thủ tục theo quy định: không có quyết định thi hành án; không có quyết định hoặc chậm phân công người giám sát, giáo dục các bị án; Một số nơi phân công cho tổ chức Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên là chưa đúng mà phải phân công cho người theo dõi cụ thể; hồ sơ không có kiểm điểm của các bị án, nhận xét của người được phân công trực tiếp giám sát các bị án theo quy định; không có báo cáo của người trực tiếp theo dõi ba tháng 1 lần theo quy định...  
     - Một số trường hợp đã chấp hành xong thời gian thử thách của án treo, thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ nhưng UBND xã, phường không bàn giao hồ sơ cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an thành phố Đồng Hới để xem xét và cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách, chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ.
     - Một số địa phương trong công tác giám sát giáo dục chưa chặt chẽ nên vẫn có nhiều trường hợp bị án đi khỏi nơi cư trú không báo với chính quyền địa phương, không khai báo thủ tục tạm vắng; Có trường hợp bị án bỏ đi khỏi địa phương thời gian dài nhưng địa phương không nắm được.
        
     Để khắc phục một số hạn chế và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án phạt tù cho hưởng án treo và án phạt cải tạo không giam giữ, đồng thời nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm sát, trong thời gian tới tác giả đưa ra một số kiến nghị, đề xuất sau:
     * Các Cơ quan Tư pháp Trung ương cần sửa đổi, bổ sung, ban hành một số văn bản hướng dẫn Luật: Cần  giải thích một số thuật ngữ trong Luật thi hành án Hình sự rõ ràng hơn để thuận lợi trong việc nhận thức áp dụng luật; Luật thi hành án hình sự chỉ quy định trường hợp chuyển giao thi hành án khi bị án thay đổi nơi cư trú khi đã được giao về địa phương, cần quy định rõ thêm việc thay đổi nơi cư trú đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ;
     Quy định cụ thể người trực tiếp giám sát, giáo dục là người công tác trong các tổ chức, đoàn thể của Ủy ban nhân dân xã, phường chứ không nên giao chung chung cho tổ chức, đoàn thể của Ủy ban nhân dân xã, phường đó
     Quy định việc Cơ quan thi hành án hình sự báo cho Viện kiểm sát việc đã giao bị án về các Ủy ban nhân dân xã, phường; việc giao các bị án cho địa phương nơi cư trú. Trường hợp bản án xác định bị án đăng ký hộ khẩu thường trú địa phương này nhưng có chỗ ở hiện tại ở địa phương khác mà có hay không việc đăng ký tạm trú tại nơi ở thì việc giao bị án vẫn thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ khẩu thường trú là phù hợp với thực tế hơn. 
     * Về trách nhiệm và sự phối hợp giữa các ngành, cơ quan:
     - Đối với UBND, Hội đồng nhân dân thành phố: Cần có sự quan tâm chỉ đạo công tác thực hiện pháp luật tại các địa phương. Trong chương trình kiểm tra, giám sát công tác pháp luật cần chú trọng quan tâm việc thi hành các bản án hình sự phạt tù cho hưởng án treo và án phạt cải tạo không giam giữ. Phòng tư pháp kiểm tra công tác pháp luật đối với UBND cấp xã cần có sự phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm tra hoạt động pháp luật trong lĩnh vực này có chiều sâu hơn.
     Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã rút kinh nghiệm nghiêm túc, tránh việc tái phạm lại những vi phạm Viện kiểm sát đã kiến nghi, kháng nghị khắc phục, sửa chữa. Cần xác định công tác này gắn liền với công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành thuộc trách nhiệm của lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã.
     - Đối với chủ tịch UBND các xã, phường: Cần nhận thức rõ công tác thi hành án án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân và có sự quan tâm đúng mức đến công tác này; Thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định, trong quá trình tổ chức thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan tham mưu; Nghiên cứu tổ chức một số lớp học tập cho các các bị án để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật; Đối với những sai sót,vi phạm cần tổ chức rút kinh nghiệm, khắc phục chấm dứt vi phạm.
     - Đối với Cơ quan thi hành án hình sự Công an thành phố: Trong khi chưa có hướng dẫn về trường hợp vướng mắc liên quan thì cần thống nhất: Việc giao các bị án trong trường hợp đăng ký hộ khẩu thường trú địa phương này nhưng có chỗ ở hiện tại ở địa phương khác mà có hay không việc đăng ký tạm trú tại nơi ở thì giao bị án cho Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; Sau khi lập hồ sơ giao các bị án cho Công an và Chính quyền UBND xã phường, đồng thời gửi thông báo hoặc biên bản giao nhận với UBND xác định Cơ quan thi hành án hình sự đã tiến hành giao các bị án về địa phương cho VKS để theo dõi, kiểm sát việc thi hành án đúng quy định.
     Nhìn lại 03 năm triển khai và thực hiện Luật thi hành án hình sự (01/7/2011 - 01/7/2014), cơ bản các Cơ quan thi hành án hình sự, các cơ quan được Luật giao cho một số nhiệm vụ thi hành án đã xác định được vai trò, chức năng của từng cá nhân, tổ chức trong công tác, đặc biệt là vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát việc thi hành án đối với hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ. Bởi nếu mục đích của thi hành án không đạt được thì các hoạt động của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trước đó cũng không hiệu quả. Việc bảo đảm hiệu lực thi hành các bản án, quyết định của Tòa án là một yêu cầu khách quan, góp phần giữ gìn trật tự trị an xã hội và nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa./.

Tác giả bài viết: Cao Phạm Tuân - VKSND TP.ĐH

Tổng số điểm của bài viết là: 32 trong 7 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 6


Hôm nayHôm nay : 3944

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 72940

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8395498

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến