01:18 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » Kiểm sát viên viết

Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định tư pháp và việc thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Thứ ba - 24/06/2014 22:46
Trong thời gian qua tình hình an ninh chính trị trên địa bàn thành phố Đồng Hới cơ bản được giữ vững, tình hình phạm pháp hình sự được kiểm soát và kiềm chế, góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tình hình phạm pháp hình sự liên quan đến các hoạt động giám định tư pháp xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu tập trung vào các vụ Cố ý gây thường tích, Cướp giật tài sản, Trộm cắp tài sản, Tai nạn giao thông, chết chưa rõ nguyên nhân vv… Để nâng cao hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm, thông qua việc cung cấp nguồn chứng cứ mang tính khoa học, ngoài các hoạt động điều tra cụ thể thì Công tác giám định tư pháp với tư cách là hoạt động bổ trợ tư pháp có vị trí, vai trò quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của các Cơ quan tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử; giúp việc giải quyết các vụ án kịp thời, khách quan và đúng pháp luật. Qua thực tiễn công tác kiểm sát nhận thấy hoạt động công tác giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Đồng Hới có một số bất cập, vướng mắc như sau:

Trong công tác giám định tư pháp
Kể từ khi Luật giám định tư pháp có hiệu lực thi hành(01/01/2013) đến nay đã hơn 01 năm. Viện kiểm sat nhân dân thành phố Đồng Hới đã kiểm sát 25 bản kết luận giám định (KLGĐ), trong đó có 17 bản liên quan đến chất ma tuý, 06 bản liên quan đến các tội Cố ý gây thương tích, 02 bản KLGD tình trạng tâm thần. Ngoài ra, kiểm sát 12 văn bản KLGĐ về lĩnh vực liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Có thể nói, kết quả giám định đã có cơ sở xác định chính xác nguyên nhân, điều kiện, cơ chế hình thành dấu vết và hậu quả của sự tác động hoặc do hành vi của con người gây ra; công tác giám định các chất ma tuý, các dấu vết sinh học, hoá học, các trường  hợp cháy, nỗ trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ, đã đạt được nhiều kết quả nhất định đảm bảo phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, chính xác.
Bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác giám định tư pháp trong thời gian qua, thì thực tế vẫn còn bộc lộ một số khó khăn, thiếu sót, hạn chế như: Đội ngũ cán bộ làm công tác giám định ở cấp huyện hiện nay còn thiếu, về chuyên môn nghiệp vụ và phương tiện làm việc còn hạn chế. Vì vậy, đa số phần lớn phải trưng cầu giám định ở Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương. Trước khi Luật giám định tư pháp có hiệu lực thì việc áp dụng Pháp lệnh giám định tư pháp lại không quy định cụ thể thời hạn giám định và trả lời kết quả giám định dẫn đến nhiều vụ kéo dài, hoặc một số kết luận giám định pháp y còn chung chung, đòi hỏi cơ quan điều tra phải yêu cầu giải thích kết luận hoặc trưng cầu giám định bổ sung; việc mô tả dấu vết có trường hợp còn thiếu chính xác, việc áp dụng pháp luật còn nhiều bất cập... Ví dụ: Năm 2012, tại thành phố Đồng Hới có vụ án Mai Ngọc Hưng (SN 1993) phạm tội Cướp giật tài sản, đối tượng thực hiện nhiều lần (các ngày 19, 21, 22, 24/9/2012) vụ án đã được các khởi tố, điều tra theo quy định, trong quá trình điều tra thấy bị can có dấu hiệu bệnh tâm thần, Cơ quan điều tra đã tiến hành trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Kết quả giám định đã kết luận: Mai Ngọc Hưng bị bệnh sa sút trí tuệ/ động kinh tâm thần/ chấn thương sọ não. Bệnh bắt đầu từ sau khi bị tai nạn giao thông  bị chấn thương sọ não nặng năm 2008, biểu hiện rõ nhất từ tháng 06/2010 cho đến nay. Như vậy, tại thời điểm phạm tội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đang trong tình trạng tâm thần. Vì vậy, Cơ quan CSĐT  đã ra Quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can theo quy định pháp luật, đồng thời có công văn đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp ra Quyết định bắt buộc chữa bệnh. Tuy nhiên, khi Viện kiểm sát ra Quyết định bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Nghị định 64/2011/NĐ – CP ngày 28/7/2011 của chính phủ qui định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh, theo đó, bị can phải được đưa vào điều trị tại Trung tâm điều trị bệnh tâm thần Đà Nẵng. Xét về điều kiện, hoàn cảnh và nhân thân đối tượng, việc áp dụng biện pháp trên là không phù hợp bởi trước và sau khi phạm tội bị can đang đang điều trị bệnh tâm thần ngoại trú tại Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Quảng Bình và trong phác đồ điều trị  (đây là đơn vị có chức năng điều trị bệnh tâm thần theo quy định). Gia đình đối tượng hoàn cảnh, có đơn yêu cầu được điều trị tại địa phương. Vì vậy, việc phân loại và các quy định về Cơ sở có chức năng chữa bệnh tâm thần vẫn còn chồng chéo, gây khó khăn cho những người tiến hành tố tụng.
 Tại khoản 1, Điều 105 BLTTHS quy định: Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 104, 105, 106… của BLHS chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Trong thực tế do những quy định trên còn có nhiều kẻ hở dẫn đến bỏ lọt tội phạm, hoặc xử lý tội phạm thiếu kịp thời. Ví dụ như tội phạm cố ý gây thương tích quy định tại Điều 104 BLHS, khi khởi tố vụ án phải căn cứ vào giám định tỷ lệ thương tật, nhưng bị hại không muốn đi giám định, hoặc đi giám định chậm, thời gian giám định kéo dài; mặc dầu kẻ phạm tội hung hãn, côn đồ, gây thương tích cho bị hại thậm chí có hành vi đe dọa gây hoang mang lo lắng cho người bị hại, nhưng không thể khởi tố vụ án kịp thời được vì chưa có kết quả giám định.
Một số trường hợp, nếu chiếu theo thông tư liên tịch số: 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 09 năm 2013 ( thay thế thông tư liên bộ số 12 -TTLB ngày 26 tháng 7 năm 1995 của liên Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật …. Bằng ý thức chủ quan và niềm tin nội tâm của cán bộ điều tra, ĐTV, KSV cho rằng: Tỷ lệ thương tật gây ra cho người bị hại có thể trên 11%, hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại tại điểm a đến điểm k, khoản 1, Đ 104 BLHS. Tuy nhiên, người bị hại không chịu đi giám định tỷ lệ thương tật nên cũng không có căn cứ để tiến hành khởi tố, điều tra được. Bộ luật TTHS cũng chưa quy định chế tài bắt buộc đối với người bị hại như: có thể bị dẫn giải, áp giải mà chỉ quy định về hành vi của ngưởi bị hại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội: Từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu (Đ308 BLHS), điều này ít xảy ra. Về mặt lý luận, có thể căn cứ vào bệnh án và tài liệu liên quan để trưng cầu giám định và được các Cơ quan giám định chấp nhận, nhưng thực tế trên địa bàn thành phố Đồng Hới hoạt động này không thực hiện được.
Trong thực tiễn có vụ án cố ý gây thương tích, vì phải chờ kết quả giám định, nhưng luật không quy định cụ thể cho Cơ quan giám định phải thực hiện theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng trong thời hạn cụ thể; chính vì vậy cơ quan giám định thường để kéo dài, khi có kết luận giám định có nhiều trường hợp trên 03 tháng, do đó các trường hợp này việc giải quyết, xử lý tin báo, tố giác tội phạm đều quá thời hạn được quy định tại Điều 103 BLTTHS.
 
Về hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp.
Trong thời gian từ  01/01/2010 đến ngày 31/5/2014, để phục vụ công tác điều tra xử lý các vụ việc xảy ra trên địa bàn, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đồng Hới đã phối hợp với Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm hiện trường 126 vụ; khám nghiệm  tử thi 71 trường hợp.
Nhìn chung, công tác trưng cầu giám định Cơ quan điều tra đã tuân thủ theo quy định tại Điều 155 BLTTHS. Sau 04 năm thực hiện Quyết định 74/2009/QĐ –TTg ngày 07/5/2009 về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, đã cụ thể hóa một phần chính sách của Nhà nước, động viên, khích lệ đội ngũ cán bộ làm công tác giám định tư pháp; thu hút các chuyên gia giỏi tham gia vào hoạt động giám định tư pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp. 
        Tuy nhiên, qua thực tiễn thấy chế độ đối với người giám định tư pháp và người giúp việc cho người giám định tư pháp hiện nay không còn phù hợp với thực tế, bộc lộ những bất cập như: Mức bồi dưỡng giám định tư pháp đang áp dụng ngày càng thấp so với tình hình giá cả có nhiều biến động ngày một tăng, tạo ra sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa những người hoạt động trong cùng một lĩnh vực chuyên môn. Việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn như: trong việc xác định số người tham gia giám định; thời gian thực hiện giám định (vụ việc, ngày công); thủ tục thanh toán chi trả; kinh phí ban đầu của các cơ quan trưng cầu giám định...Trước đây, khi áp dụng theo Quyết định 74/2009/QĐ –TTg thì CQĐT Công an thành phố Đồng Hới thanh toán chế độ bồi dưỡng công tác giám định không quy định số lượng người cụ thể, vì vậy có thể thanh toán tiền bồi dưỡng cho 02 KSV tham gia trong 01 vụ. Tuy nhiên từ khi thực hiện Công văn số 2263/BCA – V22 ngày 18.7.2012 và Công văn số 3322/C41 –BCA ngày 23.8.2012 của Bộ Công an, qui định thành phần những người tham gia công tác kham nghiệm được bồi dưỡng chỉ bao gồm: 01 Điều tra viên, 01 Kiểm sát và 01 Kỹ thuật hình sự. Quy định trên không sát với thực tế, phần nào gây ảnh hưởng lớn đến công tác và chế độ, bởi thực tế có nhiều vụ án phức tạp cần nhiều Kiểm sát viên tham gia trong cùng một vụ.

* Một số kiến nghị:
Để công tác giám định tư pháp chặt chẽ góp phần trong việc giải quyết các vụ án hình sự, xin đề xuất một số kiến nghị sau:
Trong thời gian tới Các Cơ quan tư pháp trung ương sớm ban hành các hướng dẫn chi tiết thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động giám định trong Luật giám định tư pháp như: thời hạn trả lời trưng cầu giám định; trong giám định cần phải giám định ngay để xác định thương tật có cơ sở cho việc điều tra vụ án kịp thời. Giám định ban đầu xác định thương tật tạm thời để phân biệt tỷ lệ % đưa vào xử lý hình sự, giám định khi đã lành vết thương để xác định thương tật vĩnh viễn của người bị hại để xác định trách nhiệm bồi thường dân sự. Tránh tình trạng hiểu chung chung và không phân biệt để sử dụng 02 kết quả giám định tỷ lệ thương tật có thuật ngữ “Tạm thời” hay “Vĩnh viễn” đang gây tranh cãi và “lúng túng” trong xử lý phần hình sư và phần dân sự như hiện nay.
Cần sửa đổi, bổ sung Điều 155 và Điều 157 BLTTHS để thống nhất thực hiện, đảm bảo về tính pháp lý của các bản giám định trong trường hợp giám định bổ sung, giám định lại ...Ví dụ: 01 người bị thương tật  18%  “tạm thời”, nhưng sau một thời gian điều trị tích cực và đúng phác đồ điều trị nên tỷ lệ thương tật khi giám định lại là 08% thương tật “vĩnh viễn”. Cũng trường hợp trên, nhưng người bị hại do điều kiện kinh tế khó khăn, điều trị không hiệu quả dẫn đến vết thương lâu lành, gây cố tật nhẹ vv… Khi giám định lại tỷ lệ thương tật vĩnh viễn cao hơn lúc đầu (18%).  Như vậy việc sử dụng chứng cứ để xử lý hình sự và các vấn đề bồi thường dân sự lại phụ thuộc vào những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy, cần sớm sửa đổi, bổ sung những vấn đề trên cũng như có các biện pháp, cơ chế đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại khi họ tham gia giám định.
Trong việc hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp cần sớm quy định về: số người tham gia giám định cho mỗi loại hình cụ thể; quy định về thời gian giám định, tính theo vụ việc hay ngày công; các xét nghiệm lâm sàng theo đề nghị của giám định viên pháp y; xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan trưng cầu giám định (cơ quan công an) và cơ quan giám định (các tổ chức giám định) ở Trung ương và địa phương.
Cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác giám định theo hướng chuyên sâu đến từng cán bộ ở cấp cơ sở. Bên cạnh đó cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các tổ chức giám định, trung tâm điều trị bệnh tâm thần, và trung tâm phòng chống bệnh bệnh xã hội để hoạt động có hiệu quả hơn.

Tác giả bài viết: Cao Phạm Tuân-VKSĐH

Tổng số điểm của bài viết là: 43 trong 11 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
hoetd - - 30/06/2014 21:09
Bác đã cập nhật đúng văn bản mới nhất quy định về vấn đề này,QĐ số 01/2014 đúng là đã thay thế QĐ 74/2009.Tuy nhiên pham vi chuyên đề tác giả đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật mốc thời gian từ khi luật Giám định tư pháp có hiệu lực(01/01/2010)đến nay. Đồng thời nêu lên khó khăn, vướng mắc, tồn tại hạn chế của QĐ 74/2009.QĐ 01/2014 mới có hiệu lực nhưng cũng không cải thiện một số khó khăn như trong đề tài bác a.
thuyhtb - - 28/06/2014 09:51
Bài viết rất có y nghĩa và đề cập đến các vấn đề vướng mắc bất cập hiện nay. Hihi, mình đã bấm like rồi. Tuy nhiên trong bài viết còn đưa 1 số văn bản đã hết hiệu lực thi hành nên bị mất điểm chẳng hạn Quyết định 74 .2009 đã hết hiệu lực ngày 15.3.2014 là ngày QĐ số 01/2014 có hiệu lực nhưng tác giã vẫn sử dụng làm cho bài viết hay trở thành thiếu cập nhật. ..
thuyhtb - - 28/06/2014 09:15
Hihi, tác giã đưa công văn ngày 18.7.2012 và 23.8.2012 làm căn cứ dẫn giải cho bài viết. Trong khi hiện nay ap dụng quyết định số 01 ngày 01.01.2014 như vậy không phải là không cập nhật kịp văn bản pháp luật nữa a. Trong khi bài viết ko đề cập gì về vb này.
hoetd - - 27/06/2014 05:25
Noi dung nay khong de cap den chi phi boi duong giam dinh ma de cạp đến số lương người tham gia giám định được hưởng. Cụ thể, tại thời điểm hiện tại Cơ quan Trung cau giám định chỉ thanh toán cho 01 ĐTV, 01 KSV, và 01 KTHS thoi. Neu có cao kien gi thi xin manh dạn trao đổi nhé.
thuyhtb - - 25/06/2014 05:43
Về chi phí bồi dưỡng giám định Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/ ngày 01/01/2014. Tác giả nên cập nhật để sửa đổi cho phù hợp.
1, 2  Trang sau

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 12


Hôm nayHôm nay : 1166

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 69946

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8392504

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến