08:09 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » Kiểm sát viên viết

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kháng nghị phúc thẩm đối với án Bản án, quyết định dân sự, hành chính…

Thứ hai - 30/06/2014 21:58
Công tác kháng nghị phúc thẩm án dân sự, hành chính… là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình luôn quan tâm, chú trọng.
     Nhận thức rõ tầm quan trọng công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hành chính; thực hiện Chỉ thị 04/CT-VKSTC-VPT1 ngày 17/5/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao. Lãnh đạo đơn vị đã triển khai quán triệt đến cán bộ, kiểm sát viên thực hiện tốt công tác này. Vì vậy, trong 2 năm (từ 01/6/2012 đến 31/5/2014) Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình đã kiểm sát chặt chẽ các bản án, quyết định của Tòa án 2 cấp, phát hiện nhiều vi phạm về tố tụng, nội dung  các vụ án dân sự, hành chính và đã ban hành  11 kháng nghị phúc thẩm; 02 kháng nghị GĐT; 27 kiến nghị; 12 thông báo rút kinh nghiệm.
     Chất lượng các kháng nghị nhìn chung đảm bảo yêu cầu, viết ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, đã nêu rõ được những vi phạm về thủ tục tố tụng, vi phạm về nội dung trong bản án, từ đó đưa ra những  nội dung kháng nghị yêu cầu khắc phục thuyết phục, đúng quy định được Tòa án chấp nhận.
     Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua công tác kháng nghị phúc thẩm án dân sự, hành chính của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình vẫn  còn  tồn tại, hạn chế như :
     - Về  số lượng kháng nghị phúc thẩm  của một số đơn vị chưa đạt chỉ tiêu đề ra theo quy định tại Quyết định 297/QĐ-VKSTC và Quyết định số 62/QĐ-VKSTC ngày 22/02/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.         
     - Một số bản kháng nghị chưa phát hiện được đúng vi phạm, chưa đưa ra được những căn cứ có tính thuyết phục, chưa xác định rõ thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng để ban hành kháng nghị hoặc đã phát hiện vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng lẽ ra phải yêu cầu cấp phúc thẩm hủy án nhưng lại yêu cầu sửa án  nên chất lượng kháng nghị chưa cao.
     
    Để tiếp tục nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm án dân sự, hành chính trong thời gian tới cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

     Thứ nhất, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân hai cấp cần quan tâm bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu của công tác kiểm sát giải quyết án dân sự, hành chính; quán triệt để cán bộ, Kiểm sát viên nhận thức đầy đủ và nắm vững những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành, nắm chắc Quy chế nghiệp vụ và hướng dẫn công tác của VKSND tối cao; Kế hoạch công tác của VKS tỉnh.
     Thứ hai, làm tốt công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật và phát biểu ý kiến tại các phiên tòa, phiên họp, hạn chế đến mức thấp nhất các bản án, quyết định bị hủy do lỗi của Kiểm sát viên không làm tốt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật.
     Thứ ba, tiếp nhận, vào sổ theo dõi và kiểm sát chặt chẽ cả nội dung và thời hạn gửi thông báo thụ lý các vụ án dân sự, việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. Đối với thông báo thụ lý vụ án, lãnh đạo viện phân công KSV kiểm sát việc thụ lý giải quyết, đồng thời tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của pháp luật; yêu cầu Tòa án gửi đầy đủ, kịp thời các thông báo thụ lý theo đúng quy định của pháp luật.
     Thứ tư, thực hiện đúng thẩm quyền trong việc yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ để xem xét kháng nghị phúc thẩm, GĐT,TT. Nâng cao bản lĩnh trách nhiệm và kỷ năng nghiệp vụ trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự. Nghiên cứu hồ sơ, dự kiến tình huống, chuẩn bị bài phát biểu của KSV, tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi phiên tòa, phát biểu kiến nghị HĐXX khắc phục vi phạm, những vụ án  trái quan thì phải báo cáo lãnh đạo Viện xem xét kháng nghị phúc thẩm, GĐT, TT kịp thời.
     Thứ năm, Viện kiểm sát cấp sơ thẩm chủ động kiểm sát các bản án, quyết định đồng thời sao gửi cho Viện kiểm sát cấp phúc thẩm cùng phối hợp kiểm sát, đảm bảo mọi bản án, quyết định của Tòa án đều được kiểm sát chặt chẽ.
     Thứ sáu, có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc đội ngũ KSV cần chủ động hơn nữa trong việc học tập, rèn luyện, nâng cao về kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng vận dụng, áp dụng pháp luật gắn với việc tăng cường kiểm tra nghiệp vụ, đôn đốc công tác kiểm sát đối với Viện kiểm sát cấp dưới phát hiện kịp thời các vi phạm của Tòa án để ban hành kiến nghị, kháng nghị.
     Thứ bảy, thường xuyên  tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn  nghiệp vụ cho Viện kiểm sát  cấp huyện và  tổng kết rút kinh nghiệm công tác xét xử các loại án bị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử sửa, hủy án thông qua các chuyên đề nghiệp vụ, quán triệt tới từng KSV của Viện kiểm sát cấp huyện để học tập, tích lũy kinh nghiệm.  
     Thứ tám, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 04 ngày 17/8/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao về kháng nghị phúc thẩm dân sự, hành chính phấn đầu đạt và vượt chỉ tiêu 10% trên tổng số án sửa và hủy.

Tác giả bài viết: Ngọc Anh - Phòng 5.VKSNDQB

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 20

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 9


Hôm nayHôm nay : 2718

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 71498

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8394056

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến