07:31 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » Kiểm sát viên viết

Bàn về việc xác định tư cách tham gia tố tụng của đương sự trong vụ án dân sự

Chủ nhật - 07/08/2016 20:57
Việc xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của đương sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án tranh chấp dân sự, nhằm đảm bảo quyền lợi của các đương sự và tránh trượng hợp vụ án dân sự bị hủy do vi phạm tố tụng.
Tuy nhiên qua thực tiễn công tác trong một số vụ án, việc xác định tư cách tham gia tố tụng của đương sự vẫn có nhiều ý kiến khác nhau.
Ví dụ: Năm 1992 gia đình ông Khế, bà Cam được ủy ban nhân dân huyện ĐB cấp đất, với diện tích 1600 m2, trong đó 200m2 đất ở còn lại là đất vườn. Tháng 01/1995 ông Khế tự ý cắt 6m mặt tiền và 20m chiều sâu bán cho ông Trần Văn Tỏi với giá 40 triệu đồng, việc mua bán chỉ viết giấy tay và chưa qua công chứng.  Tháng 6/1995 ông Tỏi bán lại phần đất đã mua của ông Khế cho vợ chồng ông Hành, bà Hẹ với giá 50 triệu đồng, việc mua bán cũng bằng giấy viết tay không có công chứng. Năm 2015 ông Tỏi đổ đá tại phần đất đã mua để xây hàng rào nhưng bà Cam cản trở không cho xây dựng, qua tìm hiểu bà mới biết là ông Khế chồng bà đã tự ý bán đất mà không có sự đồng ý của bà. Ngày 20/4/2016 bà Cam làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án huyện ĐB tuyên bố giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa chồng bà với ông Tỏi và giữa ông Tỏi với vợ chồng ông Hành, bà Hẹ là vô hiệu.

Tại bản tự khai ngày 20/5/2016, ông Khế trình bày năm 1992 ông bà được cấp đất, diện tích 1600m2, do hiểu biết còn hạn chế năm 1995 ông đơn phương viết giấy chuyển nhượng cho anh Tỏi 06m đất mặt tiền, 20m chiều sâu trong khuôn viên đất của ông, với giá 40.000.000đ, từ khi anh Tỏi nhận giấy chuyển nhượng đất từ ông đã không thực hiện thủ tục tách sổ đỏ, sau đó anh Tỏi lại đưa giấy viết tay bán cho anh Hành gây khó khăn cho gia đình ông. Nay bà Cam vợ ông yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất với ông Tỏi, ông yêu cầu Tòa án căn cứ theo quy định của pháp luật để giải quyết.
Theo ví dụ trên, hiện đang có ba quan điểm khác nhau về việc xác định tư cách tham gia tố tụng của ông Khế.

- Thứ nhất cần xác định ông Khế là đồng nguyên đơn, vì mặc dù trong đơn khởi kiện ông Khế không ký đơn nhưng tại bản tự khai ông cũng có yêu cầu Tòa án giải quyết theo đơn khởi kiện của bà Cam, điều này chứng tỏ ông Khế đồng tình với yêu cầu của bà Cam, nên cần xác định tư cách tham gia tố tụng của ông Khế là đồng nguyên đơn trong vụ án.

- Thứ hai cần xác định ông Khế là bị đơn bởi vì ông khế là người có lỗi, là người làm cho hợp đồng vô hiệu, thực chất việc bà Cam khởi kiện là khởi kiện ông Khế vì ông đã tự ý thực hiện việc bán đất, chính ông là người làm cho hợp đồng vô hiệu và xâm phạm đến quyền lợi của bà Cam nên ông Khế phải tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn.
- Thứ ba cần xác định ông Khế là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vì tài sản đang tranh chấp là tài sản chung của vợ chồng và đối tượng khởi kiện là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà ông là chủ thể thực hiện hợp đồng, việc giải quyết vụ án liên quan đến quyền lợi nghĩa vụ của ông.

Theo tác giả việc xác định tư cách tố tụng của đương sự trong vụ án dân sự cần xem xét đến các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về những người tham gia tố tụng dân sự và nội dung vụ việc theo đơn khởi kiện của đương sự trong từng vụ án cụ thể.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 56 BLTTDS nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện để yêu cầu Toàn án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm, trong ví dụ nêu trên bà Cam là người khởi kiện, trong đơn khởi kiện chỉ một mình bà Cam ký tên, tại bản tự khai của ông Khế có yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, điều này không thể xem là yêu cầu khởi kiện để đồng nhất ý chí của ông theo ý chí của bà Cam để xác định rằng ông Khế là đồng nguyên đơn được. Ví dụ: trong một vụ án chia thừa kế có 05 anh em, A là người khởi kiện yêu cầu chia thừa kế, B là người bị kiện vì đang chiếm giữ tài sản còn C, D, N là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, vì 03 người này không khởi kiện cũng không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án liên quan đến quyền lợi của họ, tại các bản tự khai họ cũng yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia thừa kế theo quy định pháp luật, nhưng khi xác định tư cách tố tụng thì không đưa họ vào tham gia với tư cách là đồng nguyên đơn mà phải là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Do đó theo tác giả quan điểm thứ nhất là chưa chính xác.

Đối với quan điểm thứ hai xác định ông Khế là bị đơn, thì theo khoản 3 Điều 56 BLTTDS bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm. Do đó trong ví vụ nêu trên bà Cam không khởi kiện ông Khế thì không thể xác định ông Khế là bị đơn được.

Tác giả đồng tình với quan điểm thứ ba, theo quy định tại khoản 4 Điều 56 BLTTDS thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người tuy không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Do đó cần xác định tư cách tham gia tố tụng của ông Khế là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là đúng pháp luật, đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ án.

Tác giả bài viết: Trần Thị Thu Hiền - VKS.TP Đồng Hới

Tổng số điểm của bài viết là: 44 trong 9 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 10


Hôm nayHôm nay : 2240

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 98315

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8420873

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến