21:22 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » Hoạt động của ngành

Nan giải bài toán đi thuê trụ sở làm việc

Thứ tư - 22/02/2017 21:08
(Kiemsat.vn) - Chiều 21/02, UBTVQH tiến hành cho ý kiến về Danh mục dự án và mức bố trí vốn cụ thể cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Phó Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm đã trình bày những vấn đề tài chính quá khó khăn của ngành Kiểm sát
Cân nhắc chi tiêu khoản ngân sách 2 triệu tỷ đồng

Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 với 89,88% tổng số đại biểu tán thành. Cụ thể, tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 tối đa là 2 triệu tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 1.120.000 tỷ đồng và vốn cân đối ngân sách địa phương là 880.000 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho ý kiến (Ảnh – VPQH)

Dự phòng chung 10% theo từng nguồn vốn và các bộ, ngành trung ương và địa phương dành 10% dự phòng trên tổng mức vốn được phân bổ theo kế hoạch trung hạn theo từng nguồn vốn để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch. Về phân bổ vốn ngân sách nhà nước, đối với nguồn vốn trong nước, không bao gồm vốn trái phiếu chính phủ, việc bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên.

Thảo luận tại phiên họp thứ 7 của UBTVQH vừa qua, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng, phải làm rõ trong tổng thể nhiều mảng như tư pháp, an ninh – quốc phòng, giáo dục, khoa học – công nghệ, môi trường… thì chúng ta sẽ giành tỷ lệ đầu tư bao nhiêu % cho từng mảng? Từ đó, Quốc hội sẽ nhìn ra rất rõ trọng tâm của 5 năm sắp tới và tỷ trọng đầu tư của từng mảng.

Cho rằng bàn về kế hoạch đầu tư công trung hạn là việc khó, phức tạp và có phần nhạy cảm, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị phải bám sát vào Nghị quyết 26 của Quốc hội để quyết định các dự án đầu tư công trung hạn, theo thứ tự ưu tiên. “Hiện nay chúng ta vẫn chưa khắc phục được hết tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, bất cập… Liệu đề án này có khắc phục được vấn đề đó hay không, có đáp ứng việc đầu tư các công trình cấp thiết và chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm tới không” – Phó Chủ tịch Quốc hội băn khoăn.

Ông đề nghị cần ưu tiên vốn đầu tư theo thứ tự: Những dự án, công trình đã xong, đi vào khai thác nhưng còn nợ đọng vốn xây dựng cơ bản; việc thu hồi các khoản ứng vốn trước; vốn đối ứng của các công trình, dự án ODA; vốn đối ứng thực hiện các công trình đối tác công tư PPP; vốn cho các công trình, dự án đã được phê duyệt bây giờ được chuyển tiếp…

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng lưu ý cần tính toán, không đầu tư dàn trải tất cả mà phải chú trọng đầu tư ở những nơi tạo ra động lực, nguồn lực phát triển. “Có những công trình, dự án chỉ làm đường từ chỗ này qua chỗ kia; nhưng cũng có dự án quan trọng, cần thiết cho vùng, khu vực và cả nước. Phải rà soát lại đã cần thiết, cấp bách hay chưa” – Phó Chủ tịch Quốc hội nêu.

Nan giải bài toán đi thuê trụ sở làm việc của ngành Kiểm sát

Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn về việc hơn 40 năm sau khi thống nhất đất nước, chúng ta vẫn còn tồn tại 35 trụ sở Toà án, 33 Viện kiểm sát cấp huyện phải đi thuê. Chủ tịch nhấn mạnh cần phải tìm cách để giải quyết tình trạng này: “Phải ưu tiên cho lĩnh vực tư pháp để hài hoà với các lĩnh vực khác”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Phải ưu tiên cho lĩnh vực tư pháp
để hài hoà với các lĩnh vực khác

Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình đã đưa ra giải pháp đầu tiên để tháo gỡ khó khăn về mặt tài chính. Ông nhắc tới chủ trương đầu tư Toà án cấp huyện được Chính phủ đồng ý từ năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện nhưng cũng đồng thời cho rằng đi xin từng việc như thế này không phải là bài toán tổng thể. Chánh án đề xuất có một cơ chế nào đấy, có thể là lấy 1-2 năm số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng các cơ quan tư pháp thu được từ các hoạt động tư pháp mỗi năm để đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp.

Đồng tình với quan điểm này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định cần phải có cơ chế đặc thù về ngân sách cho các cơ quan tư pháp “Đó là nguồn thu hợp pháp từ các hoạt động của các cơ quan tư pháp thì cần ứng ra cho họ để đầu tư. Sau khi đầu tư xong rồi thì trả lại vốn cho nhà nước”.

Trong phần phát biểu của mình, Phó Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm đã đề cập đến vấn đề ngành tư pháp phải đi thuê trụ sở làm việc: “Hiện nay, ngành Kiểm sát vẫn đang có 33 VKSND cấp huyện phải đi thuê, đi ở nhờ. Còn 03 trụ sở của VKSND cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh cũng đang phải đi thuê. Đây không chỉ là vấn đề tiêu tốn một khoản ngân sách rất lớn hàng năm cho việc này mà nó còn là vấn đề hình ảnh cán bộ Kiểm sát trong mắt nhân dân”.

Phó Viện trưởng cũng chia sẻ, trụ sở làm việc của VKSNDTC đang xây dựng tại phố Phạm Văn Bạch, Mỹ Đình, Hà Nội đã phải lùi tiến độ dự án đến tháng 8 vì còn thiếu kinh phí để hoàn thiện trụ sở làm việc, đề nghị “Chính phủ cho phép cơ quan thanh lý các trụ sở cũ lấy kinh phí trang trải nhưng tình hình kinh tế hiện nay khiến việc này cũng đang gặp nhiều khó khăn”.

Trăn trở về vấn đề này, Phó Viện trưởng Nguyễn Thị Thủy Khiêm đã nêu để xây dựng 03 trụ sở làm việc của VKSND cấp cao, 33 trụ sở làm việc của VKS cấp huyện và khoản kinh phí còn thiếu của trụ sở VKSNDTC khiến ngành Kiểm sát thiếu gần 2.000 tỷ đồng kinh phí. “Phía ngành Kiểm sát đã dự toán chi phí cho năm 2017 là 4.580 tỷ đồng, tuy nhiên bị cắt giảm 50% và thêm 10% dự phòng khiến con số kinh phí hoạt động toàn ngành chỉ còn 2.498 tỷ đồng. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn cho ngành Kiểm sát”.

Kết luận về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ bám sát Nghị quyết 26 của Quốc hội, tiếp tục rà soát, giải quyết những vấn đề đặt ra trong báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tài chính – Ngân sách và các phụ lục kèm theo. Sau khi rà soát gửi lại báo cáo để UBTVQH tiếp tục giám sát, còn những vấn đề khác nhau thì sẽ báo cáo tiếp vào phiên họp UBTVQH tháng 3.

Đối với các chương trình trọng điểm quốc gia, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, dự án đường cao tốc Bắc – Nam, dự án chống ngập của TP. HCM đều là dự án trên 10.000 tỷ đồng, phải cáo Quốc hội và những dự án khác đề nghị Chính phủ rà soát, kịp thời báo cáo tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV. Bộ KH&ĐT tiếp tục rà soát và giải quyết những cái còn khác nhau giữa địa phương với Chính phủ và những cái chưa đúng với tinh thần Nghị quyết của Quốc hội.

Nguồn tin: kiemsat.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 12


Hôm nayHôm nay : 2004

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 108903

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8431461

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến