02:37 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » Hoạt động của ngành

Hội thảo quốc tế về hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam- Nhật Bản: So sánh tội phạm tham nhũng và công tác kháng nghị hai nước Việt Nam- Nhật Bản

Thứ năm - 18/09/2014 00:56
Tại Hội thảo Quốc tế về Hệ thống tư pháp hình sự so sánh Việt Nam- Nhật Bản vừa được tổ chức tại Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Quảng Bình vào ngày 18/9/2014, các đại biểu dự hội thảo và chuyên gia tổ chức JICA (Nhật Bản) truyền đạt, trao đổi kinh nghiệm và so sánh hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam- Nhật Bản về chủ thể tội phạm tham nhũng và kháng nghị phúc thẩm.

Đồng chí Nguyễn Huy Tiến - Viện trưởng VKSND tỉnh phát biểu khai mạc hội thảo

Khai mạc hội thảo đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Bí thư Ban cán sự, Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Bình đã nêu rõ những tham luận và vấn đề cần thảo luận đi sâu các chủ thể tham nhũng và yếu tố chiếm đoạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Đi liền với các chủ thể về tội phạm tham nhũng là các hành vi tham nhũng, những hành vi đó diễn ra như thế nào, phương thức, thủ đoạn và biện pháp che dấu hành vi phạm tội. Vấn đề trọng tâm trong việc nhận diện và đánh giá về hành vi của tội phạm tham nhũng là nó nhằm vào cái gì? là tài sản-lợi ích vật chất hay lợi ích về tinh thần nào khác; những hành vi đó đã được quy định trong Bộ luật hình sự và được xem là hành vi phạm tội hay chưa. Cần làm rõ khái niệm về tài sản và khái niệm chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam so sánh vơi Luật hình sự Nhật Bản và đưa ra nhận định đánh giá về “thời điểm chiếm đoạt” để cho cán bộ Kiểm sát viên hiểu rõ sâu sắc về vấn đề mà chúng ta đang đề cập.
Về kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam so sánh với Nhật Bản, Viện trưởng nhấn mạnh: Tại Việt Nam công tác kháng nhị phúc thẩm các vụ án hình sự đang được Đảng Nhà nước quan tâm và đã ban hành chính sách thực hiện quyết liệt. Quyền kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam đã được khẳng định. Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định: "Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm”.
Để thực hiện quyền kháng nghị của Viện kiểm sát, Viện trưởng VKSTC đã có Chỉ thị 03 ngày 19/6/2008 về việc tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự. Trong thời gian qua, toàn ngành Kiểm sát dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Viện trưởng VKSTC đã nổ lực phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu trao đổi. Nội dung thảo luận về vấn đề này chú ý phân tích so sánh về chủ thể có quyền kháng nghị, đối tượng cụ thể của việc thực hiện quyền kháng nghị và thời hạn kháng nghị. Đồng thời thảo luận cần đưa ra số liệu tổng kết trong 05 năm gần đây để minh hoạ làm rõ quyền năng pháp lý và trách nhiệm của Viện kiểm sát các cấp trong việc thực hiện quyền kháng nghị theo tố tụng hình sự Việt Nam.


Ông Tara Morinaga trình bày và trao đổi về chủ thể phạm tội
tham nhũng trong Bộ luật hình sự Nhật Bản.

Tiếp đó, hội thảo đã nghe chuyên gia người Nhật Bản là ông Tara Morinaga, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Châu Á- Viễn Đông Liên hợp quốc về phòng ngừa tội phạm và xử lý người phạm tội (UNAFEI) trình bày và trao đổi về chủ thể phạm tội tham nhũng trong Bộ luật hình sự Nhật Bản.

Chuyên gia Yusuke Hirose trao đổi khái niệm về tài sản và khái niệm
về chiếm đoạt trong Luật hình sự Nhật Bản

 Trong buổi hội thảo, các đại biểu về dự còn được nghe chuyên gia Yusuke Hirose, Thẩm phán Viện nghiên cứu Châu Á- Viễn Đông Liên hợp quốc về phòng ngừa tội phạm và xử lý người phạm tội (UNAFEI)- phụ trách các hoạt động ở Việt Nam trao đổi khái niệm về tài sản và khái niệm về chiếm đoạt trong Luật hình sự Nhật Bản.
Trong phần toạ đàm về “Kháng nghị phúc thẩm trong Tố tụng hình sự Nhật Bản, so sánh với Tố tụng hình sự Việt Nam giữa chuyên gia Nhật Bản và kiểm sát viên VKSND tỉnh Quảng Bình đã phát biểu trao đổi những vấn đề liên quan để hiểu rõ hệ thống pháp luật hình sự hai nước Việt Nam- Nhật Bản.


Toàn cảnh hội thảo

Ngoài ra, hội thảo còn được nghe các tham luận về chủ thể tội phạm tham nhũng; chủ thể, khách thể của tội phạm về chức vụ; yếu tố chiếm đoạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam và về quyền kháng nghị, công tác kháng nghị phúc thẩm của địa phương…
Thông qua việc trao đổi kinh nghiệm sẽ cũng cố thêm nhận thức của cán bộ, kiểm sát viên về chủ thể của tội phạm kinh tế - chức vụ và yếu tố chiếm đoạt trong Luật hình sự Việt Nam so sánh với Luật hình sự Nhật Bản; mặt khác chúng ta sẽ có dịp so sánh quyền kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự của 02 nước Việt Nam - Nhật Bản.


Các đại biểu về dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm với chuyên gia Nhật Bản

Tác giả bài viết: Nguyễn Xuân Hưng-VKSQT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 13

Thành viên online : 1

Khách viếng thăm : 12


Hôm nayHôm nay : 1493

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 70273

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8392831

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến