03:19 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » Hoạt động của ngành

Ban hành Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên

Thứ sáu - 24/02/2017 02:43
Kiemsat.vn) - Ngày 20/02, VKSNDTC đã chính thức ban hành Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên toà, phiên họp của Toà án. Quy tắc này áp dụng trong toàn Ngành.
Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên gồm 10 điều quy định về việc Kiểm sát viên phải làm, không được làm, cách xưng hô, tác phong, thái độ và các biểu hiện khác mà Kiểm sát viên phải thực hiện, phải tuân theo khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên toà, phiên họp của Toà án.
Kiemsat.vn xin trích dẫn, giới thiệu đến độc giả một vài điểm đáng lưu ý của Quy tắc ứng xử quan trọng này của ngành Kiểm sát.
Những việc Kiểm sát viên không được làm (Điều 5)
Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích khác khi thực hiện nhiệm vụ tại phiên toà, phiên họp hoặc trong khoảng thời gian 12 giờ trước khi tham gia phiên toà, phiên họp;
Không phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, chủng tộc, thành phần, địa vị xã hội, giới tính của người tham gia tố tụng, người tham dự phiên toà;
Không được có hành động chỉ trích, miệt thị, coi thường, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người tranh tụng với Kiểm sát viên, người phản đối quan điểm, ý kiến của Viện kiểm sat, Kiểm sát viên;
Không thực hiện hành vi vượt quá chức trách, nhiệm vụ của mình tại phiên toà, phiên họp;
Không tuỳ tiện cho mượn, cho ghi chép, cho sao chụp vật chứng, tài liệu, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc khi chưa kết thúc phiên toà, phiên họp;
Không thực hiện những việc Kiểm sát viên không được làm theo quy định của Luật tổ chức VKSND và Quy tắc này.
Cách xưng hô của Kiểm sát viên (Điều 6)
Khi xưng hô về bản thân, Kiểm sát viên dùng từ “tôi”; dùng từ “chúng tôi” trong trường hợp có nhiều Kiểm sát viên cùng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên toà, phiên họp; hoặc dùng từ “Viện kiểm sát”, “Kiểm sát viên” bảo đảm cho phù hợp với hoàn cảnh, tình huống.
04 quy định về xưng hô đối với người tiến hành tố tụng
Trong trường hợp vụ án, vụ việc được giải quyết bởi Hội đồng thì Kiểm sát viên dùng cụm từ “thưa Hội Đồng”, “đề nghị Hội đồng” hoặc dùng từ “Hội đồng” cùng với từ chỉ nhiệm vụ của Hội đồng như Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự… trước khi trình bày, phát biểu, đề nghị, kiến nghị.
Trong trường hợp vụ án, vụ việc được giải quyết bởi 01 Thẩm phán thì Kiểm sát viên dùng cụm từ “thưa Thẩm phán chủ trì phiên toà (phiên họp)”, “đề nghị Thẩm phán chủ trì phiên toà (phiên họp)” trước khi trình bày, phát biểu, đề nghị, kiến nghị.
Đối với Thư ký phiên toà, phiên họp, Kiểm sát viên sử dụng cụm từ: “Đề  nghị Thư ký phiên toàn (phiên họp), sau đó nêu vấn đề cần đề nghị.
Đối với Thẩm tra viên, Kiểm sát viên dùng cụm từ “đề nghị Thẩm tra viên” cùng với tên họ của Thẩm tra viên sau đó nêu vấn đề cần đề nghị
06 cách xưng hô với người tham gia tố tụng
Đối với bị cáo là cá nhân, Kiểm sát viên sử dụng từ “Bị cáo” hoặc “Bị cáo” kèm theo tên hoặc họ tên của bị cáo. Ví dụ: Bị cáo cho biết… ; hoặc Bị cáo Nguyễn Văn A cho biết… Trường hợp bị cáo là pháp nhân thương mại, Kiểm sát viên sử dụng từ “Bị cáo” hoặc “Bị cáo” cùng với tên đầy đủ của pháp nhân đó.
Đối với người bị kết án, Kiểm sát viên sử dụng từ “Phạm nhân” cùng với họ tên đầy đủ của người đó.
Đối với người bị hại, Kiểm sát viên sử dụng từ “Bị hại” hoặc dùng từ “Bị hại” cùng với họ tên đầy đủ của người đó.
Đối với Luật sư, Kiểm sát viên sử dụng từ “Luật sư” hoặc dùng từ “Luật sư” cùng với họ tên đầy đủ của Luật sư đó.
Đối với người tham gia tố tụng khác là cá nhân, Kiểm sát viên sử dụng từ “anh, chị, ông hoặc bà” hoặc “anh, chị, ông hoặc bà” cùng với tên hoặc họ tên của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì Kiểm sát viên sử dụng tên đầy đủ của cơ quan tổ chức đó.
Đối với những người tham dự phiên toà, phiên họp, Kiểm sát viên sử dụng cách gọi “thưa cô bác, anh chị và quý vị tham dự phiên toà (phiên họp)”.
Ngoài ra, ban hành kèm Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên này là Phụ lục các phiên toà, phiên họp Viện kiểm sát phải tham gia. Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên toà, phiên họp của Toà án có hiệu lực bắt đầu từ 20/02/2017.

Nguồn tin: kiemsat.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 9

Thành viên online : 2

Khách viếng thăm : 7


Hôm nayHôm nay : 698

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 83027

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8405585

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến