22:56 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » Kiểm sát viên viết

Thẩm quyền giải quyết người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, vướng mắc và kiến nghị

Thứ tư - 03/09/2014 04:08
Hội nhập quốc tế của nước ta đã bước vào giai đoạn mới, ngày càng sâu rộng và thực chất hơn, trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam, họ đến để đầu tư, kinh doanh, du lịch,.. nhất là ở các huyện miền núi có đường biên giới với nước bạn Lào, Campuchia, Trung Quốc thì số lượng người nước ngoài qua lại đông đúc hơn.
     Khi đến Việt Nam đa số họ chấp hành tốt pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Thực tiễn áp dụng pháp luật còn có nhiều vướng mắc, nhất là việc thực hiện Bộ luật Tố tụng hình sự về vấn đề thẩm quyền giải quyết trong việc điều tra, truy tố, xét xử đối với trường hợp người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam (trừ trường hợp người nước ngoài được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.)
     Trường hợp người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay BLTTHS chưa quy định cụ thể về thẩm quyền điều tra nên dẫn đến tình trạng lúng túng và vướng mắc trong giải quyết. Trường hợp sau đây tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình là một ví dụ:
Khoảng 8h ngày 01/06/2014 tại KM 142 đường quốc lộ 12A, khu vực cửa khẩu quốc tế Cha Lo, ở xã Dân Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình phối hợp với Hải quan tỉnh Quảng Bình phát hiện, bắt quả tang đối tượng Xỏn (Quốc tịch Lào) sinh năm 1988. Trú tại: Khị Lếc, cụm bản Xiêng Đao, huyện Nhôm Ma Lạt, Tỉnh Khăm Muội, nước CHDCND Lào đang vận chuyển 55,722g ma túy loại Methamphetamini. Ngày 02/06/2014 Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo đã khởi tố vụ án hình sự đối với Sỏn về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy theo Điều 194 BLHS và có Công văn đề nghị chuyển vụ án tới cơ quan có thẩm quyền để điều tra, giải quyết.
     Hiện nay, quy định về thẩm quyền xét xử có Công văn số 81 ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân dân tối cao nêu rõ: “Đối với vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, người có quyền lợi hoặc nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự là người nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài thì thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án cấp tỉnh”, còn về thẩm quyền điều tra, truy tố chưa có văn bản pháp luật nào quy định.
     Do có vướng mắc nên hiện nay vụ án vẫn để ở cấp huyện điều tra và có nhiều quan điểm khác nhau:
     Quan điểm thứ nhất cho rằng: Bộ luật TTHS chưa quy định thẩm quyền về điều tra, truy tố; Công văn số 81 của TAND tối cao năm 2002 có trước khi Bộ luật TTHS sửa đổi và tại Điều 170 đã quy định về thẩm quyền xét xử của TAND các cấp, trong đó: Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội ít nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng, trừ một số loại tội, trong đó không có tội phạm về ma túy (từ khoản 2 trở xuống), Do vậy vụ án thuôc cấp huyện điều tra.
     Quan điểm thứ hai cho rằng: Mặc dù Bộ luật TTHS chưa có quy định về trình tự, thẩm quyền điều tra, truy tố nhưng đã có Công văn 81 của TAND tối cao quy định xét xử thuộc thẩm quyền TAND cấp tỉnh thì chuyển cấp tỉnh điều tra, truy tố. Mặt khác, các vụ án do người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam nếu cấp huyện giải quyết sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc liên quan đến yếu tố ngoại giao, xác định nhân thân của người phạm tội, vấn đề trách nhiệm dân sự nếu có, vấn đề phiên dịch,...Thông thường, khi giải quyết các vụ án hình sự, Tòa án sẽ giải quyết luôn phần trách nhiệm dân sự. Theo Điều 33 BLTTDS thì vụ án có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, do vậy thẩm quyền giải quyết các vụ án hình sự mà tội phạm là người nước ngoài phải do cấp tỉnh giải quyết.

     Từ thực tiễn nêu trên kiến nghị như sau:
     Thứ nhất, cần bổ sung quy định trong BLTTHS về thẩm quyền giải quyết vụ án do người nước ngoài thực hiện hành vi tội phạm trên lãnh thổ Việt Nam và quy định thẩm quyền đó thuộc về cấp tỉnh là phù hợp.
     Thứ hai, trước mắt khi BLTTHS chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết vụ án do người nước ngoài thực hiện hành vi tội phạm trên lãnh thổ Việt Nam thì Liên ngành Bộ Công an – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án tối cao nên sớm ban hành thông tư hướng dẫn thẩm quyền giải quyết vụ án do người nước ngoài thực hiện hành vi tội phạm trên lãnh thổ Việt Nam theo hướng thẩm quyền thuộc cấp tỉnh xử lý nhằm để thực hiện thống nhất kịp thời, tránh tình trạng lúng túng trong vấn đề xác định thẩm quyền xử lý như hiện nay.

Tác giả bài viết: Phạm Thành Đô - VKSND H.Minh Hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 38 trong 9 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 9

Thành viên online : 1

Khách viếng thăm : 8


Hôm nayHôm nay : 1937

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 84952

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8407510

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến