14:11 EDT Thứ năm, 28/03/2024
CHÀO MỪNG TRUY CẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

MENU

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 Thư viện pháp luật
 Văn bản ngành KSND

CALENDAR

TIN MỚI NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » Kiểm sát viên viết

Một số bất cập, vướng mắc trong việc ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự

Thứ tư - 23/07/2014 20:47
     Trả đơn yêu cầu thi hành án là việc Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án, sau khi Chấp hành viên đã tổ chức thi hành, nhưng xét thấy người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành, theo đó sẽ làm chấm dứt việc thi hành án đối với một cá nhân hay tổ chức nào đó cho đến khi người phải thi hành có điều kiện thi hành, khi đó"người có quyền thi hành án" có quyền yêu cầu thi hành án lại và sẽ được tổ chức thi hành bằng một việc thi hành án mới.
     Tại Điều 51 Luật thi hành án năm 2008 có quy định một số trường hợp trả đơn yêu cầu thi hành án như sau:
1. Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án;
2. Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình.
3. Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án.
4. Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được mà đương sự có thỏa thuận khác.
  Qua thực tiển công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thấy việc áp dụng căn cứ pháp luật trả lại đơn yêu cầu thi hành án có một số bất cập, vướng mắc xin được trao đổi.
1. Những bất cập trong việc thỏa thuận thi hành án với trả đơn.
Bộ luật dân sự có quy định một chương về những nguyên tắc cơ bản (từ Điều 4 đến Điều 13). Trên tinh thần đó, tại điều 6 của luật thi hành án năm 2008 có  quy định:
a. Đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và trái với đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thỏa thuận được công nhận.
    Theo yêu cầu của đương sự, chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thỏa thuận về thi hành án.
b. Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thì có yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa thi hành theo nội dung bản án, quyết định.
    Tuy nhiên, sự thỏa thuận của các bên đương sự đôi khi chưa được tôn trọng theo đúng tinh thần của luật. Ví dụ: người được thi hành án đã làm đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan Thi hành án đang tổ chức thi hành và người phải thi hành có tài sản, có điều kiện thi hành án, nhưng vì lý do, nguyên nhân riêng, nên người được thi hành án chủ động yêu cầu cơ quan thi hành án trả lại đơn yêu cầu thi hành án, để họ tự theo dõi và tự thỏa thuận với nhau về việc trả nợ. Người được thi hành án chỉ yêu cầu trả đơn, để khi người phải thi hành án không thực hiện đúng thỏa thuận thì người được thi hành án còn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung Bản án, Quyết định của họ. Chứ người được thi hành án không thỏa thuận yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án, để rồi đình chỉ thi hành án (theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 50), sau này người phải thi hành án không thực hiện đúng thỏa thuận thì họ không có quyền yêu cầu thi hành án lại. Như vậy, nội dung yêu cầu trả đơn của người được thi hành án là không trái với quy định của Bộ luật dân sự và không trái với đạo đức xã hội, nhưng Luật thi hành án dân sự không quy định trả đơn trong trường hợp này. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tồn đọng.
2Việc trả đơn yêu cầu thi hành án khi xác minh không có tài sản.
     Việc xác định điều kiện thi hành án cũng như thông tin về tài sản của người phải thi hành án được thực hiện thông qua công tác xác minh của Chấp hành viên tại các cơ quan, tổ chức hữu quan hoặc thông qua sự cung cấp thông tin về tài sản của người được thi hành án hoặc chính bản thân người phải thi hành án. Việc xác minh phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về thành phần tham gia cũng như nội dung xác minh để đảm bảo nguồn thông tin thu thập được về tình hình tài sản của người phải thi hành án một cách khách quan và chính xác, có như vậy việc ra quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án mới có thể tránh được việc khiếu nại từ phía người được thi hành án hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
     Tuy nhiên, qua thực tế công tác thấy rằng việc xác minh điều kiện thi hành án có nhiều trường hợp không thực hiện triệt để mà còn mang tính hình thức, do đó quyền lợi của người được thi hành án bị ảnh hưởng. Ví dụ như tại quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu X buộc công ty T phải trả nợ cho Ngân hàng TMCP Bắc Á số tiền 7.436.0000.000đ đồng. Trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án thấy rằng tài sản mà người được thi hành án cung cấp cho cơ quan thi hành án không đúng với thực tế; Chấp hành viên tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì họ cũng không có các loại tài sản đó. Từ đó, có hai quan điểm trái ngược nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng việc Cơ quan thi hành án trả đơn yêu cầu thi hành án là đúng vì đã xác minh không có tài sản. Quan điểm thứ hai thì cho rằng việc trả đơn yêu cầu thi hành án là không đúng, việc xác minh như vậy là không khách quan vì tại biên bản thỏa thuận giữa Doanh nghiệp và Ngân hàng đã thể hiện được số tài sản mà Doanh nghiệp có thực đang tồn tại ở người thứ ba đang giữ (Ngân hàng), mặt khác đây là tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng nên không thể dịch chuyển được. Những tài sản mà người thứ ba chiếm giữ không có trên địa bàn thì việc xác minh điều kiện thi hành án gặp khó khăn do đó thời hạn trả lại đơn không thỏa mãn với quy định luật thi hành án dân sự. Mặt khác tại nghi định 125/2013NĐ-CP ngày 14/10/2013 sửa đổi bổ sung nghị định 58/2009 NĐ-CP ngày 13/7/2009 của chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS thì tại điểm 3 điều 4 quy định ''Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu thi hành án, nếu có căn cứ từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án phải gửi văn bản về việc trả lại đơn cho đương sự biết về việc từ chối nhận đơn''. Đồng thời, lấy kết quả xác minh điều kiện thi hành án để làm căn cứ trả đơn yêu cầu. Do đó việc xác minh người phải thi hành án không có tài sản là hết sức quan trọng, cần thiết, là căn cứ để trả lại đơn yêu cầu thi hành án.
3. Trả đơn thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án có mức thu nhập thấp và chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình.
     Trong thực tiển, đa số người phải thi hành án tuy không có công việc ổn định nhưng cũng có thu nhập dù thu nhập thấp. Vấn đề là xác định như thế nào là thu nhập thấp và chỉ đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình thì không phải là việc đơn giản. Bởi trong luật THADS cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay không có quy định cụ thể vấn đề trên. Theo cá nhân tôi, khi xác định người phải thi hành án có mức thu nhập thấp và chỉ đủ đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho họ và gia đình, Chấp hành viên phải bám sát vào quy định về chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành trong từng giai đoạn đối với từng địa phương, đồng thời cũng cần tham khảo thêm mức thu nhập bình quân đầu người tại địa phương nơi họ sinh sống cũng như xem xét trách nhiệm cấp dưỡng, nuôi dưỡng người khác của người phải thi hành án và đặc điểm gia đình của họ...để xác định với mức thu nhập như vậy, người phải thi hành án và gia đình họ chỉ đủ để đảm bảo các chi phí sinh hoạt tối thiểu mà không có tích lũy. Có như vậy mới thực hiện được việc trả lại đơn yêu cầu mà hạn chế được khiếu nại từ phía người được thi hành án.
     Tóm lại, việc trả lại đơn yêu cầu thi hành án tuy không làm mất đi quyền lợi, nghĩa vụ của các bên đương sự đã được xác định trong bản án, quyết định, nhưng hệ quả nó làm chậm quá trình đảm bảo quyền lợi cho người được thi hành án. Do đó, việc trả lại đơn cần phải được thực hiện một cách khách quan, đúng căn cứ mà pháp luật quy định. Một lần nữa khẳng định vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác xác minh điều kiện thi hành án xuyên suốt trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định. Có xác minh   một cách trung thực, khách quan thì mới có thể thực hiện việc trả đơn yêu cầu thi hành án một cách có chất lượng và đúng pháp luật. Từ đó hạn chế khiếu nại tố cáo liên quan đến trả đơn yêu cầu thi hành án

Tác giả bài viết: Nguyễn Diệu Thúy - VKSND TP.ĐH

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
tuongtd - 11/08/2014 04:15
Bai viết tương đối sâu,thề hiện có tính chuyên môn nghiệp vụ :

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ

LIÊN KẾT WEBSITE

kiểm sát online
Văn bản pháp luật
vksndtc
Bộ pháp điển
Công báo điện tử quảng bình
Tuyển dụng công chức
Thư viện pháp luật
Bảo vệ pháp luật

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 9


Hôm nayHôm nay : 2677

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 118761

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 8305691

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, việc xây dựng cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ mang lại kết quả thế nào ?

Rất tốt

Bình thường

Tạm được

Không ý kiến